Trong năm vừa qua Hội Làm vườn tỉnh đã xuất bản 06 số Bản tin Kinh tế Nông thôn Bình Định gởi tới các cơ sở (từ số 151 đến số 156), tăng 01 số so với năm 2021, tăng số trang từ 24 lên 28 trang, được phát hành tới cơ sở, một số trang trại lớn. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn kỹ thuật tới hội viên. Mở 12 lớp truyền thông trực tiếp tại 9 huyện, thị xã có gần 500 lượt người tham gia. Hội Làm vườn các huyện, thị xã, thành phố, Hội Làm vườn cơ sở phối hợp với các hội, đoàn thể, với ngành nông nghiệp ở địa phương để lồng ghép tuyên truyền cho hơn 133.000 lượt hội viên tham gia, ngoài ra còn phối hợp viết bài tuyên truyền trên đài truyền thanh cơ sở, phối hợp với ngành nông nghiệp ở địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ sản xuất, các buổi tham quan hội thảo đầu bờ …cho 133.189 hội viên, xây dựng mới 38 mô hình sản xuất, đồng thời duy trì hàng trăm mô hình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế hợp tác đã xây dựng phát huy hiệu quả từ các năm trước.
Tập trung công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên: trong đó Hội Làm vườn tỉnh tổ chức 24 lớp với 720 hội viên tham gia về Kỹ thuật cải tạo vườn tạp theo hướng hữu cơ; Kỹ thuật cải tạo đất bạc màu để trồng cây ăn quả; Quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả; Kỹ thuật trồng cây nha đam, cây mè, cây lạc. Sau tập huấn tổ chức cho 500 hội viên tham quan thực tế các mô hình hiệu quả ở địa phương để học tập trao đổi kinh nghiệm.
Thông qua hoạt động đi cơ sở, thăm mô hình sản xuất của hội viên phối hợp trao đổi, tư vấn kỹ thuật, biện pháp phát triển kinh tế VAC hiệu quả, Hội Làm vườn tỉnh đồng thời nắm bắt tình hình hội viên, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên để phản ánh tới Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh và chính quyền các cấp giải quyết theo thẩm quyền. Duy trì chuyên mục Tư vấn cho hội viên về VAC- dinh dưỡng, sức khoẻ trên Bản tin Kinh tế nông thôn Bình Định.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2023, đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, kết nối sản xuất với thị trường đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; thúc đẩy mối liên kết giữa người làm vườn với hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp, xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản phẩm nghề làm vườn. Tăng cường đi cơ sở nắm tình hình sản xuất của hội viên, hoạt động Hội Làm vườn ở địa phương, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tư vấn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất; phát hiện mô hình điển hình mới, hiệu quả tìm giải pháp nhân rộng, tổ chức cho hội viên tham quan học tập, phối hợp với các ngành chuyên môn ở tỉnh và cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, xây dựng mô hình kinh tế vườn hiệu quả gắn với du lịch sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới; Hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến nông, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp nông nghiệp triển khai dịch vụ hỗ trợ, tư vấn hội viên, đẩy mạnh sản xuất, góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.