Hiệp Hội Thủy sản: Phát huy vai trò góp phần bảo vệ quyền lợi cho Hội viên và ngư dân

Thứ tư - 16/11/2022 14:35
Trong năm 2022, Hiệp Hội Thủy sản đã tăng cường rà soát, củng cố hoạt động của các chi hội, cơ sở hội trực thuộc hiện có đồng thời phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân và hội viên phát triển sản xuất thủy sản có hiệu quả
Hiệp Hội Thủy sản phối hợp với Viện Khoa học Công nghê khai thác Thủy sản tổ chức lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Thuyền trưởng, Máy trưởng tàu cá
Hiệp Hội Thủy sản phối hợp với Viện Khoa học Công nghê khai thác Thủy sản tổ chức lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Thuyền trưởng, Máy trưởng tàu cá
Hiệp hội hiện có 85 chi hội với trên 1.700 hội viên hoạt động ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế thủy sản như nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chế biến thủy sản, dịch vụ nghề cá. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ và di chuyển ngư trường đến các ngư trường trọng điểm, tuyên truyền vận động hội viên, ngư dân bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Toàn tỉnh hiện có hơn 6.000 tàu cá với chiều dài từ 6m trở lên, số tàu đánh bắt xa bờ (chiều dài từ 15m trở lên) hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa và các tỉnh phía nam chiếm hơn 50% số tàu của tỉnh. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, tập trung công tác chỉ đạo các chi hội Nuôi trồng thủy sản tích cực vận động hội viên thực hiện Lịch mùa vụ, tích cực phòng chống dịch bệnh thủy sản, quản lý chất lượng tôm giống, quan trắc môi trường, tổ chức sản xuất thích hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Diện tích nuôi cá nước ngọt trong tỉnh khoảng 1.300 ha trong đó diện tích nuôi cá quảng canh hồ chứa 1.250 ha; nuôi cá ao 50 ha. Đối tượng nuôi gồm các loại: cá trắm, trôi, mè, chép, rô phi … Nuôi cá biển: 1.412 lồng/29.660 m3. Sản lượng đến nay ước đạt khoảng 136,4 tấn. Nuôi tôm hùm thương phẩm: 360 lồng/3.880 m3 (tại xã Nhơn Hải người nuôi tôm hùm đã xả bản nghỉ). Thu hoạch đến nay 18,3 tấn. Nuôi mực lá lồng, bè tại xã Nhơn Châu: 72 lồng/1.080 m3. Thu hoạch 800 kg. Toàn tỉnh có 6 công ty sản xuất xuất khẩu thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 158,71 triệu USD chiếm tỉ lệ 171,8% so với cùng kỳ năm 2021( 92,38 triệu USD).
Phối với với Chi cục Thủy sản Bình Định tham gia các hoạt động quan trắc đánh giá rạn san hô tại các khu vực biển được giao cho tổ chức cộng đồng quản lý, bảo vệ: khu vực biển bãi Dứa xã Nhơn Lý, khu vực biển Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải và khu vực biển Hòn Nhàn phường Ghềnh Ráng. Hoạt động này nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý bảo vệ của các tổ chức cộng đồng địa phương. Kết quả quan trắc cho thấy mặc dù có phần nào bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng các rạn ran hô vẫn được duy trì bảo vệ tương đối tốt. Sau thời gian được các tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản khoanh vùng bảo vệ, tại các khu vực biển được giao, hệ sinh thái rạn san hô bước đầu được phục hồi. Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan trong ngành chỉ đạo sản xuất và tuyên truyền vận động, giúp đỡ hội viên, ngư dân phát triển sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu và dịch vụ nghề cá. cụ thể: tại Bãi Dứa có độ phủ san hô đạt 62%, trong đó ;ở Hòn Khô Nhỏ đạt 44,3%; ở Hòn Nhàn- Ghềnh Ráng (31,8%) và rạn ở Bãi Trước - Nhơn Châu (23,1%).  
Được sự thống  nhất của Sở Nông nghiệp & PTNT, Hiệp Hội đã phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản và Chi cục Thủy sản tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá các hạng và thợ máy tàu cá tại các xã, phường thuộc tỉnh Bình Định. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho 409 thuyền trưởng tàu cá hạng II, 454 máy trưởng tàu cá hạng II và 152 thợ máy tàu cá. Lũy kế kể từ 01/01/2019, khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực đến nay đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho 1.197 thuyền trưởng tàu cá hạng II, 1.181 máy trưởng tàu cá hạng II, 363 thuyền trưởng tàu cá hạng III, 52 máy trưởng tàu cá hạng III và 3.439 thợ máy trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân đáp ứng quy định về thuyền viên tàu cá.Đây là một trong những hoạt động giúp hội viên và ngư dân sản xuất an toàn hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp nhằm sớm tháo gỡ thẻ vàng EU của tỉnh Bình Định.
Thực hiện tuyên truyền các hoạt động trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô trên các thông tin đại chúng. Kết quả từ đầu năm 2022 đến nay có 25 tin/bài đăng trên trang wed/ bản tin của Tạp chí Thủy sản Việt Nam; Liên hiệp Hội KH&KT tỉnh Bình Định, cổng thông tin điện tử thành phố Quy Nhơn, báo Bình Định, bản tin Nông lâm thủy sản của Sở Nông nghiệp, báo Tài nguyên và Môi trường và 30 bài viết Fanpage Vịnh Quy Nhơn: San hô và Du lịch cộng đồng…phản ánh các hoạt động của Hiệp Hội trong việc hỗ trợ cộng đồng ngư dân và chính quyền thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản.
Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới tiếp tục củng cố tổ chức và hoạt động của các Chi hội cơ sở trực thuộc trên tất cả các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá, nhất là các tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản, Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển, các mô hình khuyến ngư, các đơn vị sản xuất-kinh doanh dịch vụ nghề cá. Cùng với các cơ quan chức năng đẩy mạnh các giải pháp chống IUU, chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá xâm phạm lãnh hải nước ngoài, tuyên truyền, vận động hội viên và ngư dân nhân rộng mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển; mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản để phối hợp, hỗ trợ nhau trong sản xuất an toàn và hiệu quả.

Tác giả bài viết: TP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,479
  • Tháng hiện tại89,378
  • Tổng lượt truy cập2,151,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây