Trao chứng nhận VietGAP cho cây lạc xã Bình Thuận (Tây Sơn)

Thứ ba - 22/09/2020 10:20
Chiều 21/9, Liên hiệp các Hội KH& KT tỉnh phối hợp với UBND huyện Tây Sơn tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho cây lạc xã Bình Thuận. Đến dự có lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn, lãnh đạo UBND xã Bình Thuận, nhóm chuyên gia tại địa phương và chuyên gia cấp tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban điều hành Dự án trao Chứng nhận VietGAP cho Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận Nguyễn Tiến Dũng
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban điều hành Dự án trao Chứng nhận VietGAP cho Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thuận Nguyễn Tiến Dũng
Đây cũng là hoạt động trong khuôn khổ dự án  “Xây dựng chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của vùng sản xuất lạc thích ứng biến đổi khí hậu (Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị) nhằm cải thiện sinh kế cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số” (gọi tắt Dự án lạc liên kết tại Bình Định) do Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP – GEF/SGP) tài trợ, được triển khai từ tháng 10/2019. Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 đã kiểm tra diện tích sản xuất lạc của mô hình thuộc dự án và thẩm định đánh giá cây lạc đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn và tiến hành cấp giấy chứng nhận cho 5ha lạc của dự án. Chứng nhận có thời hạn trong 3 năm (11/5/2020-11/5/2023).
img 8206
Ban điều hành bàn bạc trao đổi kế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới

Phối hợp với địa phương, ban điều hành và nhóm chuyên gia cũng tiến hành đánh giá kết quả nửa kỳ đầu đạt được của dự án, cùng trao đổi, bàn bạc một số kế hoạch sẽ triển khai vào nửa kỳ sau. Mô hình triển khai đạt kết quả cao trong vụ Đông Xuân 2019-2020 tại thôn Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, Tây Sơn với 25 hộ tham gia chủ yếu là phụ nữ. “Dự án đã mang lại những lợi ích cho người dân địa phương chúng tôi, về kỹ thuật canh tác, về năng suất lạc và chất lượng dầu. Đặc biệt, giảm lượng thuốc trừ sâu trên ruộng lạc”, Ông Nguyễn Văn Sỹ - hộ dân tham gia dự án cho biết.
img 8253
Kiểm tra thực địa 

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, vụ Đông Xuân 2019-2020 năng suất lạc khô trung bình 46 tạ/ha cao hơn ngoài mô hình 4 tạ/ha, lợi nhuận mô hình mang lại đạt 55.730.000 đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình là 9.940.000 đồng/ha. Sản lượng dự kiến từ mô hình đạt bình quân 23 tấn lạc khô thương phẩm, góp phần phục vụ cho chuỗi liên kết lạc giống và lạc thương phẩm tại địa phương.
Với kết quả bước đầu, người dân địa phương rất phấn khởi, có hướng nhân rộng diện tích trồng lạc theo mô hình dự án trong thời gian tới. Đặc biệt, kết quả đạt được từ mô hình sản xuất được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm gia tăng giá trị sản phẩm lạc, dầu lạc, ổn định đầu ra giảm rủi ro cho nông dân. Qua đó, làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm an toàn, chất lượng và giá cả của lạc và dầu lạc luôn ổn định, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị lạc giống của địa phương.

Tác giả bài viết: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay66
  • Tháng hiện tại41,551
  • Tổng lượt truy cập2,104,096
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây