Hiệp hội Thủy sản Bình Định: Tập huấn kỹ thuật quan trắc đánh giá rạn san hô

Thứ ba - 30/06/2020 09:32
Từ ngày 5-10/6 và 15-20/6/2020, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Bịnh định đã tổ chức 03 lớp Tập huấn kỹ thuật quan trắc đánh giá rạn san hô và 04 hội thảo cộng đồng quan trắc đánh giá rạn san hô và hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ rạn san hô cho cộng đồng ngư dân, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại các địa phương Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng với sự tham gia giảng dạy của Chuyên gia Võ Sĩ Tuấn- nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực của tổ chức cộng đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý, bảo vệ rạn san hô tại vùng biển ven bờ thuộc vịnh Quy Nhơn” (gọi tắt là dự án Vịnh Quy Nhơn) do Hiệp hội Thủy sản Bình Định chủ trì thực hiện.
Tập huấn quan trắc san hô tại Ghềnh Ráng
Tập huấn quan trắc san hô tại Ghềnh Ráng
Địa điểm tập huấn  được tổ chức linh hoạt theo từng địa phương. Tham gia tập huấn và hội thảo có 60 học viên là thành viên tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ đồng quản lý, tổ bảo vệ san hô, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn 4 xã/phường trên. Tại lớp tập huấn các học viên đã tích cực thảo luận, đối thoại tìm ra nguyên nhân tác động đến hệ sinh thái rạn san hô tại địa phương. Đưa ra được các chỉ tiêu cần giám sát phù hợp với địa phương. Nắm hiểu và thực hành được kỹ thuật quan trắc trên biển. Đánh giá được hiện trạng rạn san hô tại địa phương vào thời điểm quan trắc và đề xuất được kế hoạch quản lý bảo vệ trong thời gian tới. Đây là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ cho Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rạn san hô tại khu vực biển được giao, phục vụ tốt cho công tác quản lý về sau.
 
hhts2
Thành viên Tổ chức cộng đồng Nhơn Lý tham gia quan trắc san hô tại khu vực biển Bãi Dứa Nhơn Lý
 
hhts3
Quan trắc san hô tại khu vực biển Hòn Khô Nhỏ Nhơn Hải
 
hhts4
Tập huấn kỹ thuật quan trắc Nhơn Châu

Kết thúc khóa tập huấn, theo đánh giá của chuyên gia Võ Sĩ Tuấn: Về cơ bản, các tổ cộng đồng đã thực hành giám sát đạt yêu cầu, trong đó đánh giá viên ở Nhơn Hải và Nhơn Lý có kỹ năng tốt nhất. Việc tiếp tục đào tạo thông qua thực hành cần được quan tâm bởi dự án và các tổ cộng đồng. Hoạt động quản lý đã được triển khai ở Nhơn Hải và Nhơn Lý có đóng góp nhất định trong duy trì độ phủ san hô. Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản chưa được quản lý hiệu quả và ý thức “không lấy gì ngoài những bức ảnh” chưa được thực sự quán triệt, cả với thành viên các tổ cộng đồng. Đây là điều cần quan tâm và truyền tải tới khách du lịch và cộng đồng địa phương. Bên cạnh vấn đề an toàn cần được coi trọng trong việc tổ chức du lịch tại các khu bảo vệ rạn san hô. Riêng địa bàn phường Ghềnh Ráng và Nhơn Châu hiện tại chưa có họat động quản lý và bảo vệ rạn san hô vì vậy trong thời gian tới , dự án cần sớm triển khai phương án phù hợp thực tiễn. Khu bảo vệ rạn san hô Bãi Nhạn phường Ghềnh Ráng  nằm xa cộng đồng và không có hoạt động kinh tế thường xuyên trên biển của tổ cộng đồng vì vậy cần có sự phối hợp với doanh nghiệp để huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và khai thác du lịch bền vững. Ngược lại, khu bảo vệ rạn san hô Nhơn Châu lại chồng lấn với quá nhiều hoạt động kinh tế như nuôi lồng, neo đậu tàu thuyền, lối vận chuyển hành khách và du lịch. Tác động của chúng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc phân vùng chức năng với qui chế quản lý tương thích là hết sức cấn thiết.

 

Tác giả bài viết: Ái Trinh (Hiệp hội Thủy sản Bình Định)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập87
  • Hôm nay5,175
  • Tháng hiện tại98,876
  • Tổng lượt truy cập2,020,218
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây