Hai học sinh chế tạo thành công máy bào lạt tre

Thứ sáu - 25/11/2022 14:38
Đó là hai học sinh Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Văn Tú (đang học lớp 9A3 Trường THCS Cát Thắng, Phù Cát) vừa đoạt giải nhì Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 18, năm 2022 với đề tài “Máy bào lạt phục vụ cho làng nghề mai vàng Bình Định”.
Nguyễn Thanh Phương (bên trái) và Nguyễn Văn Tú (bên phải)  đang vận hành máy bào lạt
Nguyễn Thanh Phương (bên trái) và Nguyễn Văn Tú (bên phải) đang vận hành máy bào lạt
Tuy Cát Thắng không phải là địa phương trồng mai kiểng nhưng là vùng cung cấp nguồn nguyên liệu từ tre (thân cây tre, lạt tre...) để người dân huyện Phù Cát và các huyện, thị lân cận như Tuy Phước, An Nhơn sử dụng trong quá trình trồng, chăm sóc cây mai kiểng. Người dân sử dụng số lượng lớn lạt tre để buộc cành, thân cây mai vào cọc tre nhằm giữ cố định thân, cành mai đúng vị trí, giúp cho cây mai có những dáng, thế đẹp. Để có được thành phẩm lạt tre, người dân thường dùng dao hoặc rựa để chẻ và chuốt từng sợi tốn nhiều thời gian, công sức lại dễ đứt tay. Nhằm giúp người dân bào lạt tre nhanh chóng, tiện lợi và an toàn; Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Văn Tú nảy ý tưởng nghiên cứu, chế tạo chiếc máy bào lạt tre và đã nhờ thầy giáo Tô Thanh Việt, giáo viên Vật lý Trường THCS Cát Thắng hướng dẫn. 
“Chúng em đã tận dụng những vật liệu sẵn có để lắp ráp máy như: mô tơ, hộp số xe máy, khung, đĩa, xích… tái chế cho phù hợp vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. Cấu tạo của máy khá đơn giản gồm: động cơ điện, hộp số xe máy, bộ truyền chuyển động đai, bộ truyền động xích và thân máy” – Em Nguyễn Thanh Phương cho biết.
may bao lat 1
Máy bào lạt

Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện và thử nghiệm nhưng điều đó lại càng kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các em. Em Nguyễn Văn Tú tâm sự: “Sau hơn 5 tháng tìm tòi, thiết kế và chế tạo, chiếc máy bào lạt hoàn thành nhưng vẫn còn vài điểm hạn chế khiến chúng em chưa hài lòng. Phải mất thêm 2 tháng để thay đổi hộp số giúp máy hoạt động êm hơn, tăng nan cho khay nạp lạt nâng cao hiệu suất, thay đổi lò xo để đạt yêu cầu về độ đàn hồi, thiết kế thêm bộ phận nhả ống thông minh giúp người sử dụng chỉ cần thả ống tre tự lăn xuống máng bổ một cách từ từ theo đúng chu kỳ”
“Trên thị trường cũng đã có dạng máy bổ ống tre nhưng kích thước cồng kềnh, chiếc máy do các em chế tạo gọn nhẹ hơn, đặc biệt tích hợp được 4 chức năng: cưa ống, bổ ống, bóc vỏ ruột nan và bào lạt rất tiện lợi và dễ sử dụng” – Thầy Tô Thanh Việt cho biết.
Hiện nay, máy bào lạt hoạt động ổn định, ứng dụng thực tế ở địa phương cho ra thành phẩm lạt tre đạt độ mỏng, dẻo cung cấp cho người dân các vùng trồng mai xuân trong tỉnh. Công suất của máy hoạt động trong 1 giờ đồng hồ, cho ra 3.600 sợi lạt thành phẩm tăng gấp 9 lần so với bào lạt theo phương pháp thủ công. Với giá thành hợp lý (khoảng 5 triệu đồng/máy), tích hợp được nhiều chức năng, hoạt động một cách hiệu quả và tiện ích, các em bày tỏ mong muốn giải pháp này được ứng dụng rộng rãi giúp cho nhiều hộ gia đình trồng mai bớt nhọc nhằn trong khâu bào lạt tre.
Khi hay tin đoạt giải cao tại Cuộc thi toàn quốc, em Tú bộc bạch: “Chúng em cảm thấy rất bất ngờ và vui sướng khi sản phẩm của mình được công nhận. Đây làniềm vinh dự và cũng là động lực giúp em và bạn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tạo”

Tác giả bài viết: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập66
  • Hôm nay4,992
  • Tháng hiện tại98,693
  • Tổng lượt truy cập2,020,035
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây