Giới thiệu các giải pháp đạt giải cao lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ 12 (2020-2021)

Thứ tư - 03/11/2021 05:17
1. Giải pháp: HSMART HỆ THỐNG CẢNH BÁO, DỰ ĐOÁN DỊCH BỆNH THÔNG MINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA DỮ LIỆU LỚN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Giới thiệu các giải pháp đạt giải cao lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ 12 (2020-2021)

Tác giả: CN. Vũ Hoàng Thương
Đơn vị: Liên hiệp các Hội KH & KT Bình Định
Đoạt giải: Giải Nhì
I. Đặt vấn đề
Thời gian qua, nước ta và cả thế giới gồng mình trong cơn đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS-Cov-2 (Covid-19). Chính phủ cùng nhiều bộ ngành liên quan đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu độ lây lan, khoanh vùng dịch bệnh, tuy nhiên chưa có công cụ hỗ trợ hiệu quả giúp nhà quản lý y tế dự báo chính xác tình hình dịch bệnh để có kế hoạch phòng chống kịp thời. Giải pháp giải quyết vấn đề cần có những công cụ quản lý y tế mang tính tập trung, toàn diện thống nhất, mang tính chia sẻ, xây dựng một hệ thống quản lý, dự đoán dịch bệnh Covid-19 hiệu quả.
II. Mô tả giải pháp
1. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
Đó là ứng dụng nhiều công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, mô hình hóa dữ liệu Data visualization, cơ chế thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, công nghệ bản đồ GIS trực tuyến khoanh vùng khu vực có nguồn lây nhiểm, giải quyết bài toán về giám sát dịch bệnh, đưa ra cảnh bảo sớm để cơ quan y tế có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thuật toán huấn luyện mô hình, đánh giá, dự đoán kết quả tiếp tục hoàn thiện nhằm cho kết quả dự đoán tối ưu hơn, sẽ đưa vào áp dụng thí điểm tại một số cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện tại Bình Định và các tỉnh thành có nhu cầu.
Điểm sáng tạo được thể hiện qua hệ thống thu thập dữ liệu tự động của người dân mọi lúc mọi nơi qua các cảm biến về tình trạng sức khỏe: nhiệt độ cơ thể, huyết áp, chỉ số về nhịp tim, các dữ liệu này được truyền theo thời gian thực về trung tâm điều hành phân tích dữ liệu y tế để theo dõi, giám sát lịch sử từng hồ sơ người bệnh.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp được xây dựng là phù hợp và kịp thời trong tình hình mới, nơi ứng dụng là: Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các bệnh viện, phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Giải pháp là hệ thống tổng thể nhằm định hình một mô hình y tế thông minh gồm nhiều tính năng hỗ trợ trong công tác quản lý dịch bệnh, dự báo dịch bệnh, xây dựng bản đồ cảnh báo sớm, chẩn đoán hình ảnh y khoa... Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có thể áp dụng phân hệ dự báo dịch bệnh Covid-19; các bệnh viện có thể áp dụng phân hệ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh y khoa X- Quang, CT; các Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, bệnh viện áp dụng khai báo y tế qua mã Qr Code. Tùy thực tế, giải pháp có thể tùy chỉnh, bổ sung thêm tính năng phù hợp yêu cầu đơn vị.
Dự án có thể chia sẽ các kết quả, ứng dụng cụ thể cho các cơ quan y tế các tỉnh thành trong nước và các tổ chức y tế ở nước ngoài có nhu cầu.
Kết quả mong đợi từ giải pháp: Cơ quan quản lý y tế nắm bắt kịp thời thông tin chính xác theo thời gian thực các ca bệnh giúp khoanh vùng hiệu qua vùng lây bệnh, để dập dịch hiệu quả nhất. Người dân được bảo vệ, theo dõi, giám sát tình hình bệnh tật, có cơ hội được tầm soát, khám bệnh và chữa bệnh một cách tích cực, an toàn nhất
 
 
ha
 
3. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội
a. Hiệu quả kỹ thuật:
Tác giả xây dựng, thiết kế từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi đưa sản phẩm vào áp dụng nên có thể hoàn toàn chủ động trong công nghệ. Cơ chế hiệu chỉnh cập nhật đáp ứng yêu cầu người dùng, cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực y tế. Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đã thể hiện tính cập nhật, bắt kịp xu hướng công nghệ thế giới để xây dựng một hệ thống quản lý dịch bệnh thông minh, hiện đại, thống nhất và khoa học.
b. Hiệu quả kinh tế:
Giải pháp phù hợp, có tính hiệu quả cao, chi phí triển khai chấp nhận được: Sản phẩm có tính hiệu quả kinh tế cao do chủ động công nghệ, giá thành thiết kế sản phẩm được tối ưu, việc triển khai thực hiện nhanh chóng không tốn kém quá nhiều chi phí. Giá trị kinh tế của sản phẩm khoảng 300 triệu đồng.
Sản phẩm đã mang lại nhiều hiệu quả do ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân, mang tính nhân văn cao.
Sản phẩm được thiết kế, xây dựng bởi người Việt nên chi phí tối ưu, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
c. Hiệu quả xã hội:
Giải pháp có tính bền vững lâu dài, khả năng nhân rộng là khả thi vì tính hiệu quả, thực tế, phù hợp xu thế thời đại, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nếu được nhân rộng mô hình cho các tỉnh thành trong nước thì có tính lan tỏa trong cộng đồng hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe toàn dân./.

2. Giải pháp: HỆ THỐNG BẢN ĐỒ JMAP
 

Tác giả : ThS. Đặng Minh Tấn
Đơn vị: Chi cục Quản lý đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Đoạt giải: Giải Nhì
I. Đặt vấn đề
Hiện nay công nghệ GIS đang được phát triển mạnh mẽ. Trong đó công nghệ webgis và các phần mềm phục vụ xây dựng dữ liệu không gian cũng không ngừng nâng cấp, cập nhật như các phần mềm Arcgis, AutoCad, MapInfo, Microstation …
Tuy nhiên việc công khai thông tin các loại dữ liệu không gian lại chưa được phổ biến vì đặc thù cấu trúc dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin, dẫn đến việc quản lý và chia sẻ thông tin không được thuận tiện.
Hệ thống bản đồ jMap là một giải pháp hoàn thiện quy trình các bước từ xây dựng đến công khai thông tin dữ liệu không gian trên nền tảng web.
Chi tiết sản phẩm tại: https://www.quyhoachbinhdinh.vn
II. Mô tả giải pháp
1. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

Hệ thống bản đồ jMap là một dạng website chuyên dụng đăng tải các loại bản đồ dưới dạng webgis. Sử dụng kỹ thuật dữ liệu dưới dạng geojson để trình diễn các loại bản đồ trên nền tảng web với mục đích khắc phục bản quyền phần mềm và đầu tư hạ tầng CNTT.
Geojson là một dạng cấu trúc dữ liệu địa lý, dựa trên JavaScript Object Notation (JSON) được công bố trên địa chỉ web site https://geojson.org được cộng đồng sử dụng rộng rãi.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
Hệ thống bản đồ jMap sẽ phục vụ cho nhiều thành phần đối tượng khác như:
+ Nhu cầu quản lý nhà nước: Tra cứu thông tin địa chính, hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất,..  của cơ quan quản lý nhà nước, tham khảo, để đưa ra quyết định hành chính.
+ Nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giải tỏa đền bù; đấu nối, so sánh các công trình dự án triển khai…
+ Nhu cầu xã  hội: Tra cứu thông tin đất đai để đầu tư bất động sản; phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin đối với người dân…
3. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội
a. Hiệu quả kỹ thuật:

Sử dụng kỹ thuật dữ liệu dưới dạng file geojson để trình diễn các loại bản đồ trên nền tảng web với mục đích khắc phục bản quyền phần mềm và đầu tư hạ tầng CNTT. Dữ liệu geojson có thể phân tán, lưu trữ ở nhiều nơi theo từng file nhỏ. Điều này rất thích hợp cho việc quản lý biến động đất đai theo từng thời gian lịch sử.
Thông tin bản đồ có thể chồng lớp để so sánh, đánh giá tình hình biến động. Ngoài ra chúng ta có thể ánh dụng công nghệ viễn thám từ các ảnh vệ tinh để rà soát tình hình quản lý đất đai của địa phương.
Áp dụng các thông số kỹ thuật theo thông tư 973/2001/TT-TCĐC về "Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000" ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa chính quy định. Thông tư 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bản đồ địa chính.
b. Hiệu quả kinh tế:
Việc triển khai hệ thống này sẽ tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm và đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin. Thuận tiện phân tán dữ liệu để xây dựng và tích hợp dữ liệu vào hệ thống.
Hệ thống dữ liệu thuận tiện cho việc dùng chung để thực hiện các công trình dự án của doanh nghiệp, các nhu cầu cá nhân khác khi tra cứu dữ liệu. Phục vụ cho việc tiếp cận thông tin đối với người dân theo luật định.
c. Hiệu quả xã hội:
Hệ thống tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận thông tin trên nhiều lĩnh vực theo quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng hiệu quả của cải cánh hành chính để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Thay thế dần các hình thức niêm yết công khai thủ công như trước kia đỡ tốn chi phí và thời gian đi lại của người dân./.

3.Giải pháp: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG GIÁM SÁT TỪ XA (SCADA) ĐỂ VẬN HÀNH THÔNG MINH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH

                   ThS. Nguyễn Văn Châu

                   ThS. Nguyễn Tấn Huy
 
Đơn vị: Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Định
Đoạt giải: Giải Nhì
I. Đặt vấn đề
Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Định được thành lập từ năm 1976, qua 45 năm hình thành và phát triển, hệ thống cấp nước cũng trải qua nhiều giai đoạn đầu tư cải tạo, nhiều tuyến ống đã mục rỉ, lão hóa thường xuyên bể vỡ, rò rỉ ngầm làm tăng tỷ lệ thất thoát nước sạch. Để giải quyết các vấn đề trên Ban điều hành Công ty đã chỉ đạo Phòng kỹ thuật nghiên cứu đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát từ xa nhằm nâng cao công tác quản lý vận hành các trạm bơm cấp II và chống thất thoát nước sạch.
II. Mô tả giải pháp
1. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

- Lắp đặt thêm thiết bị truyền dữ liệu từ xa bằng mạng GSM hoặc Internet trên mỗi đồng hồ tổng. Các thiết bị này cập nhập liên tục các thông số lưu lượng, áp lực về máy chủ từ đó người quản lý có thể truy cập theo dõi tình trạng của hệ thống cấp nước bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh.

- Thông qua hệ thống giám sát từ xa SCADA, các trạm bơm cấp II sẽ được vận hành sao cho đảm bảo cấp đủ lưu lượng và áp lực nước phục vụ khách hàng và đội ngũ quản lý sẽ theo dõi phân tích số liệu của từng khu vực để tìm ra những dấu hiệu bể vỡ đường ống, các sự cố bất thường của hệ thống cấp nước, thông báo ngay cho đội ngũ dò tìm để khắc phục kịp thời sự cố.
- Các thiết bị truyền dữ liệu lần đầu tiên được ứng dụng lắp đặt tại đơn vị, kết hợp với đội ngũ giám sát và phân tích số liệu thường xuyên đã đem lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý chống thất thoát nước.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng từ tháng 11/2018
+ Chi phí lắp đặt 36 vị trí giám sát từ xa (Datalogger) và 01 bộ nhận dữ liệu (PCcom): 1.665.000.000 đồng.
+ Kết quả tỷ lệ thất thoát nước của Công ty từ năm 2018 đến nay:
Năm 2018 2019 2020 5 tháng đầu năm 2021
Tỷ lệ thất thoát 18,99% 15,83% 15,02% 14,73%
Việc quản lý chống thất thoát nước sạch là nhiệm vụ gắn liền với tất cả các Công ty cấp nước vì vậy ứng dụng lắp đặt hệ thống giám sát từ xa để nâng cao công tác quản lý là hết cần thiết.
3. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội
a. Hiệu quả kỹ thuật:

Đảm bảo lưu lượng và áp lực cấp nước cho các đối tượng sử dụng từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Áp lực nước trong mạng lưới điều hòa ổn định làm giảm nguy cơ bể vỡ đường ống do áp lực cao. Nhanh chóng, kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố bể vỡ đường ống.
b. Hiệu quả kinh tế:
Năm 2018 2019 2020 5 tháng đầu năm 2021
Tỷ lệ thất thoát (%) 18,99 15,83 15,02 14,73
Sản lượng nước sản xuất (m3) 23.484.708 24.419.520 24.943.332 10.382.225
Khối lượng nước giảm so với thời điểm chưa áp dụng giải pháp (m3)   771.657 990.250 442.283
Đơn giá nước Công ty mua của Công ty TNHH Senco Bình Định (đ/m3)   3.516 3.745 3.988
Hiệu quả kinh tế mang lại (đồng)   2.713.146.012 3.708.486.250 1.763.824.604
c. Hiệu quả xã hội:
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ về lưu lượng, áp lực cho cấp nước nhân dân.
- Tiết kiệm năng lượng trong công tác sản xuất và cung cấp nước sạch./.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập44
  • Hôm nay1,389
  • Tháng hiện tại95,090
  • Tổng lượt truy cập2,016,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây