Dự án được Liên hiệp Hội cùng Hội Khoa học & Kỹ thuật huyện Cam Lộ (Quảng Trị) và Hội Nông dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên) triển khai thực hiện từ năm 2019 tại 3 xã: Bình Thuận (Tây Sơn, Bình Định), Xuân Quang 2 (Đồng Xuân, Phú Yên), Cam Thành (Cam Lộ, Quảng Trị), Qũy Môi trường toàn cầu GEF hỗ trợ kinh phí.
Hội đồng nghiệm thu đã có những đánh giá, góp ý cụ thể nhằm hoàn thiện dự án sau 2 năm thực hiện. Đến cuối kỳ, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ, đạt quy mô và kết quả đúng theo Văn kiện dự án, năng lực của các bên tham gia dự án đều được cải thiện. Đã tổ chức 9 lớp tập huấn với 900 người tham gia; 3 Hội thảo/3 tỉnh với 170 người...Đã xây dựng 3 mô hình thâm canh lạc đạt tiêu chuẩn VietGAP qua 2 vụ ĐX 2019 – 2020 và ĐX 2020 - 2021 là cơ sở để các địa phương có kế hoạch mở rộng vùng sản xuất lạc thương phẩm hàng hóa VietGAP, tạo vùng nguyên liệu đạt chuẩn cho các HTXNN/DN sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ lạc, làm cơ sở đảm bảo đầu ra, giá thành ổn định, đem lại lợi nhuận cho nông dân và HTXHH/DN. Các mô hình đều cho thấy đã gia tăng trên 20% lợi nhuận cho người nông dân. Kết quả đạt được qua vụ sản xuất Đông Xuân 2019 – 2020: Năng suất: 28– 46tạ/ha cao hơn so với ngoài mô hình 4,0 - 7,5 tạ/ha, mang lại lợi nhuận từ 30-55 triệu đồng, cao hơn ngoài mô hình 13,6 triệu đồng (cao hơn so với mục tiêu dự án đề ra là tăng 20%); Vụ Đông Xuân 2020 – 2021: Năng suất trung bình: 24– 47tạ/ha cao hơn so với ngoài mô hình từ 4 – 7tạ/ha, mang lại hiệu quả kinh tế : 33,7– 60 triệu đồng cao hơn ngoài mô hình hơn 10 triệu đồng/ha. Các HTXNN, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết của 3 tỉnh đều đã thu mua hết lạc thương phẩm của mô hình thâm canh lạc VietGAP diện tích 15 ha; Xác định việc xây dựng liên kết nông dân – doanh nghiệp để tạo vùng nguyên liệu ổn định là phù hợp, đôi bên cùng có lợi, đảm bảo tính bền vững của liên kết chuỗi lạc; Các huyện vùng dự án đểu đã đưa cây lạc vào kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 như là cây trồng trọng điểm, có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất lạc thâm canh, VietGAP gắn với xây dựng liên kết chuỗi, phát triển sản phẩm OCOP. Đặc biệt, tại Bình Định, cơ sở dầu lạc Thành Mười được UBND huyện tây Sơn đăng ký sản phẩm OCOP năm 2022 (3 sao) với logo đã được chứng nhận đăng ký, UBND huyện cũng đưa vào Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2015 của huyện. Sản phẩm lạc Bình Thuận và dầu lạc Thành Mười đã được tuyên truyền trên Báo, Đài PTTH Bình Địnhvà các kênh phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao hiệu quả mang lại của dự án và thống nhất xếp loại xuất sắc. Thời gian tới, Ban điều hành và nhóm chuyên gia tiếp tục hỗ trợ thực hiện các hoạt động về xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm từ chế biến, tiêu thụ lạc của doanh nghiệp; Phối hợp chính quyền cơ sở xây dựng kết hoạch mở rộng diện tich sản xuất gắn với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo thành vùng chuyên canh trồng lạc theo chuỗi liên kết; Hoàn thiện báo cáo để tiến hành tổng kết dự án.