Bình Định: 02 công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2020

Thứ năm - 11/11/2021 13:36
Tối 10/11, tại Hà Nội, trong tổng số 45 công trình nhận Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2020 (gồm 5 giải nhất, 11 giải nhì, 13 giải ba, 16 giải khuyến khích), tỉnh Bình Định có 02 công trình đoạt giải, gồm 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích.
Các giống gà nội MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ thuộc công trình nghiên cứu của tác giả Lê Văn Dư
Các giống gà nội MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ thuộc công trình nghiên cứu của tác giả Lê Văn Dư
Đó là 02 công trình: “03 tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ) giai đoạn 2000 – 2020” của tác giả Lê Văn Dư,  Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư, Thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đoạt giải nhất  và “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây ngập mặn Bần trắng (Sonneratia alba) và Mắm trắng (Avicennia alba) tại vườn ươm giống thuộc Khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” của thạc sĩ Vũ Đình Điệp, Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định.
02 công trình này được đánh giá cao khả năng ứng dụng và hiệu quả mang lại cho ngành nông nghiệp là rất lớn. Cụ thể:  Các giống gà nội của công ty Minh Dư được người dân nuôi rộng rãi trên khắp cả nước, từ Bắc vào Nam cũng như khu vực Tây Nguyên. Chất lượng thịt thơm ngon phù hợp khẩu vị người tiêu dùng cả nước cũng như các nước bạn Lào và Campuchia. Nuôi giống gà của Công Ty Minh Dư, tính bình quân 50 triệu con/năm, người dân lãi sau khi bán gà thịt so với các giống gà ta khác là 5.000đ/con, tổng số lãi 250 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng thêm cho một hộ nuôi bình quân 2.000 con là 8.300.000đ.
cay ban trang va mam trang
Bố trí thí nghiệm ươm giống cây Bần trắng (Sonneratia alba) và Mắm trắng (Avicennia alba) thuộc công trình của tác giả Vũ Đình Điệp

Đối với quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây ngập mặn Bần trắng (Sonneratia alba) và Mắm trắng (Avicennia alba) đã được áp dụng tại vườn ươm của Trung tâm Khuyến nông Bình Định;  số lượng cây giống sản xuất thử nghiệm 60.000 cây giống. Quy mô xây dựng các vườn ươm giống cây ngập mặn đơn giản, chi phí thấp có thể nhân rộng các mô hình ra các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh hoặc vùng lân cận. Áp dụng quy trình kỹ thuật này, hiệu quả kinh tế đem lại cũng đáng kể, theo Quy hoạch trồng rừng ngập mặn tỉnh Bình Định, mỗi năm trồng khoảng 5-10 ha, chi phí sản xuất cây giống tiết kiệm được khoảng từ 30 - 60 triệu đồng.
Lễ tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam, Giải thưởng WIPO năm 2020 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...tổ chức. Dịp này, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định được Ban Tổ chức tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến giải thưởng.

 

Tác giả bài viết: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập79
  • Hôm nay2,404
  • Tháng hiện tại33,383
  • Tổng lượt truy cập1,876,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây