HIỆU QUẢ CAO TỪ MÔ HÌNH “SẢN XUẤT CÁC GIỐNG RAU MỚI”

Thứ ba - 12/04/2022 13:46
Vùng sản xuất rau an toàn thuộc xã Bình Tường, huyện Tây Sơn với diện tích khoảng 01 ha. Trước giờ bà con chỉ sản xuất các loại rau như ớt, dưa leo, khổ qua, hành..., năng suất cũng như hiệu quả kinh tế không cao.
Nông dân thăm quan mô hình trồng thâm canh giống rau mới (súp lơ vàng) tại xã Bình Tường, huyện Tây Sơn
Nông dân thăm quan mô hình trồng thâm canh giống rau mới (súp lơ vàng) tại xã Bình Tường, huyện Tây Sơn
 Nhằm giúp nông dân từng bước đa dạng hóa các giống rau trong sản xuất. Năm 2022, từ nguồn kinh phí Dự án Rau an toàn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai mô hình sản xuất các giống rau mới (súp lơ vàng chịu nhiệt) với quy mô 500 m2  trong vụ Xuân 2022 với mục đích:
 + Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống Súp lơ vàng chịu nhiệt.
 + Đa dạng các sản phẩm rau an toàn cung ứng cho thị trường.
 + Chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn trồng, chăm sóc giống cây trồng mới (súp lơ vàng) cho bà con.
Qua 02 tháng triển khai, ngày 31 tháng 3 năm 2022, tại UBND xã Bình Tường, Trung tâm Khuyến nông Bình Đinh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả mô hình, tại hội thảo cho thấy:
Giống súp lơ vàng chịu nhiệt phù hợp với trình độ canh tác của bà con và thích ứng tốt với điều kiện thời tiết trong vụ Xuân tại Bình Định.
Ông Võ Đình Chánh, hộ tham gia mô hình cho biết: “ Đây là vụ đầu tiên tôi trồng cây súp lơ vàng này, ban đầu tôi cũng rất lo lắng, không biết trồng và chăm sóc như thế nào, nhưng được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông, tôi thấy cây này rất dễ trồng, dễ canh tác, tôi lên rò, phủ bạc và tưới, bón phân bằng hệ thống nhỏ giọt, tôi thấy cây sinh trưởng phát triển rất tốt, cho hoa to và rất nhẹ công chăm sóc, làm cỏ”.
Qua tính toán năng suất súp lơ vàng đạt 624 kg/sào, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận, nông dân có thu nhập khoảng hơn 11 triệu đồng/sào, lợi nhuận đạt hơn 6,8 triệu đồng/sào góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất.
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình, địa phương tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau. Ông Trần Công Dũng chủ tịch UBND xã Bình tường cho biết: “ Mô hình trồng thâm canh giống rau mới (súp lơ vàng) rất hiệu quả, UBND xã đã tham vấn ký kiến nông dân trong vùng, thôn, quy hoạch từ 2 - 3 ha sản xuất rau tập trung, đạt tiêu chuẩn VietGAP, góp phần hoàn thành tiêu chí về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn hướng tới về đích xã nông thôn mới nâng cao”.
Có thể nói việc lựa chọn cây trồng phù hợp với đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của bà con nông dân là hết sức quan trọng.  Nó góp phần đa dạng các sản phẩm rau cung ứng trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Tác giả bài viết: Nguyễn Cường, Trung tâm Khuyến nông Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay2,806
  • Tháng hiện tại96,507
  • Tổng lượt truy cập2,017,849
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây