COP28: Năm 2023 nóng nhất trong lịch sử

Thứ sáu - 01/12/2023 13:48
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết năm 2023 “gần như chắc chắn” là năm nóng nhất trong lịch sử loài người.
Nhiệt độ toàn cầu sẽ cao kỷ lục vào năm 2023
Nhiệt độ toàn cầu sẽ cao kỷ lục vào năm 2023

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố thông tin này tại COP28 - hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc tại Dubai, với sự tham dự của đại biểu từ gần 200 quốc gia.

Tổ chức này cho biết, nhiệt độ năm 2023 tăng khoảng 1,4 độ C. Chín năm qua là 9 năm nóng nhất trong 174 năm được ghi nhận bởi các quan sát khoa học, trong đó kỷ lục hàng năm được thiết lập lần lượt vào các năm 2016 và 2020.

Mặc dù vẫn chưa có dữ liệu hết năm 2023, nhưng WMO sớm ban hành dự thảo báo cáo Hiện trạng Khí hậu toàn cầu để thông báo cho hội nghị ở Dubai. Tại hội nghị, giới chức ngoại giao và lãnh đạo các nước đang cố gắng đàm phán các kế hoạch nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu, tránh xa nhiên liệu hóa thạch đang làm Trái đất nóng lên một cách nguy hiểm.

Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas cho biết ông hy vọng báo cáo sẽ báo hiệu cho các nhà đàm phán ở Dubai về nhu cầu cấp thiết phải đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. 

Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho hay: “Sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải rùng mình. Báo cáo ngày hôm nay cho thấy chúng ta đang gặp rắc rối lớn. Các nhà lãnh đạo phải giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng đó, bắt đầu từ COP28".

Trước đó, trong nhiều tháng liền của năm 2023, các nhà khoa học đã dự đoán năm nay sẽ phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Mùa hè ở Bắc bán cầu hồi tháng 7 là tháng nóng nhất trong lịch sử. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ khắc nghiệt ở Bắc Mỹ và châu Âu sẽ “không thể xảy ra” nếu không có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Ông Taalas cho biết, ước tính hơn 61.000 người tại châu Âu đã thiệt mạng vì các đợt nắng nóng vào năm 2022. Ở châu Phi, biến đổi khí hậu đã dẫn đến nạn đói, sốt rét, sốt xuất huyết và lũ lụt gia tăng.

Mới đây, Phó Chủ tịch khoa học Cục Khí tượng Australia Andrew Pershing cho biết, thế giới vừa trải qua giai đoạn 12 tháng nóng nhất trong lịch sử 125.000 năm qua, với nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 1,3 độ C chỉ trong khoảng từ tháng 11/2022 đến hết tháng 10 năm nay.

Các dữ liệu phân tích của các nhà khoa học Australia và liên minh khí tượng quốc tế cho thấy, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng nhiệt độ đáng kể trên khắp thế giới.
Nguồn: The New York Times

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập29
  • Hôm nay699
  • Tháng hiện tại31,678
  • Tổng lượt truy cập1,874,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây