Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định: Tập huấn kỹ thuật sản xuất lạc tại xã Bình Thuận và Ký kết hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn liên kết chuỗi

Thứ sáu - 27/11/2020 09:24
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của vùng sản xuất lạc thích ứng biến đổi khí hậu nhằm cải thiện sinh kế cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số” do Quỹ Môi trường toàn cầu (gọi tắt: GEF/SGP) tài trợ. Trên cơ sở có cùng định hướng phát triển lạc như là cây trồng thích ứng BĐKH của 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị. Tổ chức GEF/SGP đã hỗ trợ thực hiện dự án Chuỗi sản xuất lạc ở 3 tỉnh để xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị liên vùng, liên tỉnh từ trồng đến tiêu thụ, chế biến ở những vùng canh tác lạc thích ứng BĐKH.
Tập huấn kỹ thuật sản xuất lạc tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn
Tập huấn kỹ thuật sản xuất lạc tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn
Mặt khác, do điều kiện sản xuất khó khăn, thường xuyên gặp nhiều rủi ro, bấp bênh vì tác động bất lợi của BĐKH: bão lũ,  hạn hán. Đối với cây lạc được lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo các tiêu chí như đề xuất được các giải pháp kỹ thuật: Giống, quy trình kỹ thuật, mùa vụ, BVTV…; Chuyển giao kỹ thuật, thay đổi tập quán, nâng cao năng lực sản xuất của nông dân, tăng khả năng thích ứng với BĐKH; Hạn chế thoái hóa đất, duy trì sinh kế cho cộng đồng; Tác động đến thể chế, chính sách của các địa phương; Từ diện tích thử nghiệm nhỏ của các dự án đã hình thành những vùng canh tác lạc thâm canh hàng trăm hecta/vụ, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Vừa qua, Liên hiệp các Hội KH&KT Bình Định (Liên hiệp Hội) phối hợp UBND xã Bình Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ sản xuất Đông Xuân 2020 - 2021 cho 100 nông dân, tập trung chủ yếu là nữ, tham gia trong và ngoài mô hình tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Mô hình thực hiện với diện tích: 5 hecta, 13 hộ tham gia. Giống lạc sẻ địa phương và L14 được nông dân lựa chọn để đưa vào liên kết sản xuất. Tại buổi tập huấn, bà con đã được nghe cán bộ khuyến nông tỉnh trình bày một số nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn VietGap, nguồn gốc và đặc điểm một số lạc đang sản xuất tại Bình Định; thời vụ, chọn đất và cách làm đất để cây lạc cho quả nhiều và năng suất cao; cách chọn hạt giống và kỹ thuật gieo hạt; sử dụng phân bón hợp lý, chú trọng bón phân cân đối và phân hữu cơ mụn dừa, có sử dụng vôi bột nguồn gốc từ “vỏ sò ốc”, tạo điều kiện thuận lợi để cây lạc sinh trưởng phát triển nhất là các giai đoạn ra hoa - đâm tia - hình thành quả, kỹ thuật bón phân và chăm sóc, thu hoạch cây lạc. Đặc biệt, bà con nông dân đã được nghe hướng dẫn về biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, dùng chế phẩm vi sinh Trichoderma phòng bệnh trên cây lạc…  Nhằm giúp cho bà con xã Bình Thuận nói chung, các hộ dân tham gia trong mô hình nắm vững hơn các kỹ thuật sản xuất cây lạc theo tiêu chuẩn VietGap, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.
tu van ky ket xay dung nhan hieu hh 1
Chuyên gia tư vấn về xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

Ngoài ra, trong hoạt động hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp, Liên hiệp Hội đã mời các chuyên gia tư vấn về xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và ký kết các thỏa thuận để phát triển cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại địa phương có sự chứng kiến của lãnh đạo UBND xã Bình Thuận.
Sau tập huấn, số bà con tham gia mô hình cũng được Liên hiệp Hội cấp hỗ trợ chế phấm vi sinh Trichoderma và phân hữu cơ mụn dừa để nông dân chủ động chuẩn bị trước khi bước vào sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2020 - 2021

Tác giả bài viết: Lê Quang Tình - Trung tâm Khuyến nông Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập63
  • Hôm nay2,985
  • Tháng hiện tại88,884
  • Tổng lượt truy cập2,151,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây