Cách ủ phân hữu cơ ép khô với chế phẩm sinh học

Thứ tư - 09/09/2020 07:32
Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế xói mòn cho đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng đồng thời làm sạch nguồn nước, giảm sâu bệnh hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động và phát triển. Ngoài ra giúp tiết kiệm nước tưới, giảm lượng phân bón hóa học và bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị nguyên liệu (phân ép khô) ủ
Chuẩn bị nguyên liệu (phân ép khô) ủ
Trong phân chuồng đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật này có trong đường ruột động vật và trong tự nhiên nhưng chúng hoạt động không mạnh. Vì vậy cần có thời gian lâu để ủ cho phân chuồng hoai mục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong phân chuồng cũng có chứa những mầm bệnh gây hại cho cây, hoặc mầm bệnh sẽ phát triển sau khi bón phân chuồng tươi vào đất. Vì vậy trước khi sử dụng bón cho cây trồng cần phải ủ đúng cách mới mang lại hiệu quả.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ bã thải từ các hầm biogas như phân hữu cơ ép khô: khoảng 1 tấn, 10 – 20 lít chế phẩm EM, 3 – 4 kg chế phẩm Trichoderma (nếu sử dụng nhiều phân hữu cơ ép khô hơn nữa thì tăng chế phẩm EM và Trichoderma theo tỷ lệ trên). Để nấm trichoderma phát triển thuận lợi cần pH môi trường khoảng 6,5 – 7, ẩm độ môi trường 60 – 70%.
Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ
- Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng, diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ.
- Chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào và vật liệu để làm mái như bạt, bao tải, bao nilong để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Bước 3: Kỹ thuật ủ
- Trước tiên, phân hữu cơ ép khô (ẩm độ 30 – 40%) cần tưới bổ sung độ ẩm cần đạt 60 – 70%. Sau đó, tiếp tục cho một lớp phân hữu đã có ẩm độ 60 – 70% (dùng tay bốc lên, nắm chặt thấy nước rỉ ra là được). Tiếp theo rải một lớp mỏng chế phẩm Trichoderma kết hợp tưới đều dung dịch chế phẩm EM đã pha và tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 – 1,5m. Dùng bạt phủ kín che nắng, mưa.
 
Ủ phân ép khô tại Ân Mỹ - Hoài Ân năm 2020

Với phương pháp ủ như trên, giá thành giảm từ 30 – 50% so với các loại phân vô cơ trên thị trường, loại phân này bón cho cây trồng và rau màu không những đạt năng suất cao, cây lá xanh mướt và được thị trường ưa chuộng mà còn phòng trừ các bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ…
Chú ý, khi ủ phân không trộn với vôi, vì làm hủy diệt các vi sinh vật trong phân, nên vôi cần bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất. Chế phẩm Trichoderma còn tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất làm phân giải nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây; tăng cường đề kháng cho cây trồng đối với các loại vi sinh vật hại. Phân hữu cơ ủ theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30% lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.
- Sau 7 – 10 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ trong phân tăng lên và đạt 40 – 500C, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ (nếu có), cũng như diệt các loại mầm bệnh có trong phân hữu cơ có thể gây bệnh cho người và gia súc.
- Thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu.
 

Tác giả bài viết: Quang Thạch (Trung tâm Khuyến nông Bình Định)

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập59
  • Hôm nay3,142
  • Tháng hiện tại89,041
  • Tổng lượt truy cập2,151,586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây