Sơ kết giữa kỳ dự án liên kết chuỗi sản xuất lạc giữa 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Trị

Thứ hai - 11/01/2021 01:48
Sáng 09/01/2021, tại thành phố Quy Nhơn, Liên hiệp các Hội KH&KT Bình Định phối hợp với Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tổ chức Hội thảo sơ kết giữa kỳ Dự án “Xây dựng chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của vùng sản xuất lạc thích ứng biến đổi khí hậu (Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị) nhằm cải thiện sinh kế cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số” (gọi tắt là dự án liên kết chuỗi lạc tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị).
Điều phối viên GEF Nguyễn Thị Thu Huyền (ở giữa) trao chứng nhận VietGap cho Ban điều hành các tỉnh tham gia dự án
Điều phối viên GEF Nguyễn Thị Thu Huyền (ở giữa) trao chứng nhận VietGap cho Ban điều hành các tỉnh tham gia dự án
Hội thảo dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Điều phối viên GEF, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Trưởng Ban điều hành dự án tại Bình Định. Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện Quỹ phát triển KH&CN Bình Định, Sở Tài chính tỉnh; đại diện các Ban điều hành, nhóm chuyên gia dự án ở 3 tỉnh; đại diện UBND huyện Tây Sơn, UBND xã Bình Thuận, đại diện các hộ nông dân tham gia dự án và một số doanh nghiệp sản xuất dầu lạc.
Dự án được Chương trình tài trợ các Dự án nhỏ thuộc Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP.GEF/SGP) tài trợ trong 2 năm, triển khai tại 3 địa điểm: huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định), huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) và huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), với hai mục tiêu chính là nâng cao năng lực của các bên tham gia trong chuỗi liên kết và xây dựng được liên kết chuỗi bền vững, hiệu quả từ sản xuất lạc giữa Doanh nghiệp – HTX nông nghiệp – nông dân liên vùng (trong tỉnh) và liên tỉnh (Bình Định – Phú Yên – Quảng Trị). Riêng tại Bình Định dự án triển khai tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, với diện tích 5 ha.
img 0487
Đại diện Ban điều hành dự án tại tỉnh Phú Yên tham gia thảo luận

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, dự án gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch covid tác động, diễn biến khắc nghiệt của khí hậu, bằng sự nỗ lực của ban điều hành, nhóm chuyên gia, nông dân 3 tỉnh đã phối hợp nhịp nhàng, khắc phục khó khăn triển khai thực hiện tốt mang lại hiệu quả cao. Bước đầu đã chuyển giao được các quy trình về sản xuất lạc, về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và được cấp chứng nhận VietGAP. Mô hình đã thay đổi tập quán, nâng cao năng lực sản xuất của nông dân, tăng khả năng thích ứng với BĐKH, hạn chế thoái hóa đất, bước đầu hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững, duy trì sinh kế cho cộng đồng, đặt biệt là các đối tượng tập trung là nữ giới, đồng bảo dân tộc ít người trong khuôn khổ dự án. Kết quả này, sẽ tạo bước đà để mở rộng sản xuất lạc theo quy trình VietGAP cho địa phương và các vùng sản xuất lạc trong tỉnh.Về năng suất lạc tại Bình Định đạt 46 tạ/ha; Phú Yên: 32,5 tạ/ ha ; Quảng Trị: 28 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình  4 - 7,5 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình từ 9 - 13 triệu đ/ha. Với kết quả kỳ đầu đã mang lại sự phấn khởi cho nông dân các địa phương tham gia dự án.
Tại hội thảo, đại diện ban điều hành dự án 3 tỉnh, nông dân và doanh nghiệp tham gia dự án đã cùng chia sẻ những kết quả đạt được, khó khăn, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, thảo luận về đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh những kết quả đạt được, cùng bàn bạc, tìm những định hướng mới tháo gỡ khó khăn để thực hiện đạt kết quả cao hơn trong nửa kỳ sau. Ban điều hành sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiếp tục xây dựng nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, HTXNN cho sản phẩm lạc tại địa phương.
img 0516
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên GEF đã đánh giá cao nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của ban điều hành, người dân và chính quyền các địa phương, sự vào cuộc chủ động của các doanh nghiệp, góp phần tạo ra thành công bước đầu của dự án. Từ quy mô dự án, các địa phương cần mở rộng hơn nữa diện tích trồng lạc theo chuẩn VietGAP. Về phía GEF luôn quan tâm tạo điều kiện thúc đẩy dự án. Từ những thành công đạt được, đây cũng là dịp để các thành viên cùng nhìn vào thách thức để có những phương án tối ưu nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Dịp này, đại diện Quỹ Môi trường toàn cầu, bà Nguyễn Thị Thu Huyền đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Ban điều hành các tỉnh tham gia dự án.


 

Tác giả bài viết: KT - TP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay212
  • Tháng hiện tại51,108
  • Tổng lượt truy cập1,894,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây