HÌNH TƯỢNG CON MÈO TRONG VĂN HÓA VIỆT

Thứ tư - 18/01/2023 14:58
Ở Việt Nam, mèo là con vật hiền lành, thân thiện và gần gũi với con người. Con mèo đứng ở vị trí thứ 4 trong 12 con giáp và có ý nghĩa lớn trong văn hóa dân gian. Theo các nhà nghiên cứu, mèo nhà (Felis Catus) chỉ mới được nuôi từ khoảng vài trăm năm trước công nguyên, tức vào cuối thời đại Hùng Vương - Thục Phán, mèo mới có mặt trong những ngôi nhà của người Việt và trở thành vật nuôi thân thiết, gắn bó với mọi gia đình. Con mèo tuy không phải là vật nuôi mang lợi ích kinh tế, nhưng lại là người bạn thân thiết chuyên bắt chuột bảo vệ thành quả lao động của con người nên vẫn được con người yêu quý.
Hình ảnh con mèo trong Tranh Đông Hồ
Hình ảnh con mèo trong Tranh Đông Hồ

Bên cạnh đó, hình tượng loài mèo trong văn hoá Việt Nam cũng được thể hiện qua các dòng tranh dân gian rồi đi vào văn hóa nghệ thuật. Trong tranh Đám cưới chuột của làng tranh Đông Hồ, người ta bắt gặp hình ảnh tiến sĩ chuột vinh quy cưới vợ, nhưng vẫn phải biếu quà cho chú mèo đang ngồi quặp đuôi vẻ hiền lành, đưa tay ra nhận chút quà mọn trong tiếng trống, tiếng kèn.
 

aaaa
Hình ảnh mèo trong Tranh "Đám cưới chuột"


Thế nhưng hình ảnh con mèo không chỉ xuất hiện ở trong tranh Tết Đông Hồ, mà người nghệ sĩ dân gian Việt Nam còn cho nó xuất hiện trên những bức chạm khắc ở những nơi chốn tôn nghiêm như đình làng Bình Lục- Quảng Ninh, cảnh mẹ con nhà mèo quây quần, chạm nổi ở bia chùa Linh Quang- Hải Phòng, đều đã phản ánh một nét tư duy của người xưa về con vật gần gũi này.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, nhà văn Tô Hoài, là bậc thầy về truyện loài vật; trong tác phẩm "O chuột" ông đã viết về con mèo bằng những dòng thật sinh động: "… Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả...."
Mèo cũng được nhắc nhiều đến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ca nhạc. Mèo hiện thân của sự thanh cảnh, tao nhã nhưng cũng là kẻ ương ngạnh bởi hay ăn vụng, khó bảo. Ví như: “Mèo già hóa cáo”; Mèo con bắt chuột cống; “Mèo khen mèo dài đuôi” “,Mèo nhỏ bắt chuột con”; “Nam thực như hổ, nữ thực như miu”; “Ăn nhỏ nhẻ như mèo”; “Chó treo mèo đậy”; “Con mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/Chú chuột đi chợ đàng xa/Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo”... Qua mỗi câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đều có ý nghĩa liên hệ đến con người, nhằm mục đích khuyên răn, nhắc nhở con người sống tốt, tận dụng những bản năng, đức tính tốt đẹp của con mèo.
Trong tâm thức người Việt bao đời nay, con mèo đã trở thành con vật cưng phổ biến và trở thành người bạn thân thiết với trẻ em và người lớn. Mèo còn đi vào tục ngữ, ca dao, các bộ bưu ảnh, tem thư, thậm chí cả trong nghệ thuật tạo hình. Loài mèo là biểu tượng cho lòng tốt, sự kiên trì, nhẫn nại, biết suy trước tính sau rồi mới bắt đầu làm một việc gì đó.Trong phong thủy, mèo được coi là linh vật đem lại sự cát tường, thịnh vượng, có thể nhờ linh lực để hóa giải sát khí. Ngày nay, con người thường hay trưng bày tượng con mèo trong nhà với mong muốn cầu mong điều tốt đẹp, tài lộc về cho gia đình.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập17
  • Hôm nay3,451
  • Tháng hiện tại33,619
  • Tổng lượt truy cập1,403,532
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây