Giáo sư Duncan Haldane nói chuyện khoa học đại chúng tại Bình Định

Thứ năm - 14/07/2022 13:53
Chiều 13.7, tại Trường Đại học Quy Nhơn; Hội Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Tỉnh đoàn Bình Định phối hợp cùng Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức GS Duncan Haldane (giải Nobel Vật lý năm 2016 - Trường Đại học Princeton, Mỹ) đã có buổi nói chuyện với giáo viên, sinh viên, học sinh và công chúng yêu khoa học qua bài giảng đại chúng về chủ đề “Vật chất lượng tử Topo, vướng víu lượng tử và cuộc cách mạng lượng tử lần thứ 2”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 18 - năm 2022, diễn ra tại Bình Định.
GS Duncan Haldane chia sẻ nhiều nội dung  học thuật liên quan đến vật lý
GS Duncan Haldane chia sẻ nhiều nội dung học thuật liên quan đến vật lý
Đến dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh; GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam; GS Lê Kim Ngọc - Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và hơn 300 giáo viên, sinh viên, học sinh đến từ một số Trường Đại học, THPT, Tiểu học trên địa bàn thành phố.
Buổi nói chuyện của GS Duncan Haldane được phiên dịch bởi GS Đàm Thanh Sơn (người gốc Việt, đang làm việc tại Trường Đại học Chicago, đoạt giải Dirac 2018) đã chuyển tải nhiều thông tin bổ ích đến các bạn trẻ.
eee37a65002bc2759b3a
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh
tặng hoa chào mừng 
GS Duncan Haldane và các nhà khoa học
Tại buổi nói chuyện khoa học, GS Duncan Haldane đã chia sẻ nhiều nội dung  học thuật liên quan đến vật chất lượng tử Topo, vướng víu lượng tử, kiến thức vật lý cơ bản, những vấn đề nóng trong nghiên cứu vật lý hiện đại, cơ học lượng tử khi electron chuyển động trong từ trường... Thông qua bài giảng đại chúng, GS Duncan Haldane chuyển tải thông điệp đến những người đam mê khoa học, là: “Khi chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cơ học lượng tử thì khả năng tìm ra những vật liệu mới sẽ hiện ra. Khả năng khám phá những điều mới mẻ liên quan đến cơ học lượng tử cũng sẽ dễ dàng hơn. Từ đó, giúp con người có những tư duy mới trong quá trình nghiên cứu lĩnh vực này”. Trong bài giảng, GS Duncan Haldane cũng  chia sẻ về sáng kiến giúp ông và một số cộng sự đoạt giải Nobel Vật lý năm 2016 là hiện tượng chuyển pha tôpô và pha tôpô ở vật chất. Công trình nghiên cứu của ông được viết ra từ năm 1988, nhưng phải trải qua thời gian dài để được giới khoa học  thế giới chấp nhận. Ban đầu, công trình này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng khoa học thế giới, thậm chí có người cho rằng nó là điều phi lý. Tuy nhiên, ông và các cộng sự vẫn giữ vững lập trường, không ngừng cộng tác, phản biện với các cộng đồng khoa học cho đến ngày được chứng minh điều đó là đúng.
20220713 160608
GS Haldane trả lời câu hỏi của các bạn học sinh, sinh viên 
Tại buổi nói chuyện, nhiều học sinh, sinh viên cũng gửi đến GS Duncan Haldane các câu hỏi hết sức thú vị trong lĩnh vực cơ học lượng tử và con đường chinh phục đam mê khoa học. GS Haldane tập trung giải thích, trả lời nhiều vấn đề mang tính tương lai của cuộc cách mạng cơ học lượng tử lần thứ 2.
Các câu hỏi như: “Ông làm thế nào để đạt được giải thưởng Nobel?”. Tôi chỉ nói là các bạn không cần phải là một nhà khoa học, nhà vật lý thông minh, thiên tài như Albert Einstein mới đạt được giải Nobel. Điều cần là bạn phải gặp may, tức là tìm ra những điều chưa từng ai khám phá hoặc không ai chờ đợi”. GS Duncan Haldane nêu ví dụ: “Khi các bạn đi trên một con đường bụi bặm, chân các bạn dẫm phải cát, nhưng trong những hạt cát đó có lẫn viên kim cương. Điều cần là bạn phải biết là mình dẫm phải viên kim cương đó và cần sự chuẩn bị để nhận ra thứ mình đã tìm ra”.
Để những ý tưởng, điều mình làm đem lại kết quả, GS Duncan Haldane khuyên bạn trẻ phải có sự bền bỉ, theo đuổi ý tưởng, đam mê của mình đến cùng. Trường hợp ý tưởng của bạn vấp phải rào cản, bạn cần nỗ lực đấu tranh để họ thấy được những cái mới lạ, hữu ích mà ý tưởng của bạn đem lại.
“Cái khó của nhà khoa học là giải thích khoa học của mình với những người có tiền và cả công chúng”, GS Duncan Haldane vui vẻ chia sẻ điều ông băn khoăn khi làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhiều câu hỏi chuyên ngành về hàm sóng của electron, các pha khác nhau của vật chất lượng tử Topo, cuộc cách mạng lượng tử lần thứ 2 đem lại lợi ích gì cho nhân loại, việc phân loại các pha vật chất lượng tử Topo có vai trò gì trong khoa học, đời sống hằng ngày… của các bạn trẻ đặt ra trong phần giao lưu đã được GS Duncan Haldane chia sẻ chân thành, cởi mở.
GS Duncan Haldane (71 tuổi) là nhà khoa học người Anh. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Cambridge (Anh) và chọn làm việc tại ĐH Princeton từ năm 1990. Ông được biết đến với nhiều đóng góp cơ bản cho vật lý, vật chất cô đặc bao gồm lý thuyết về chất lỏng Luttinger, lý thuyết về chuỗi spin một chiều, lý thuyết về hiệu ứng hội trường lượng tử phân đoạn.

Tác giả bài viết: KT - TP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,037
  • Tháng hiện tại67,950
  • Tổng lượt truy cập1,437,863
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây