Đông đảo giáo sư, nhà khoa học, giáo viên, học sinh, sinh viên dự Hội nghị khoa học “Điện tử lượng tử Topo tương tác trực diện”

Thứ ba - 12/07/2022 14:06
Sáng 11.7, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE - phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn), Hội Gặp gỡ Việt Nam phối hợp với Ban tổ chức quốc tế và Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị “Điện tử lượng tử Topo tương tác trực diện” và Lễ thắp đuốc khoa học, nhằm chào mừng Năm Quốc tế Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững lần đầu tiên trên thế giới. Đây là hai hoạt động nằm trong chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 18 năm 2022, hướng đến mục tiêu thắp sáng tinh thần khoa học và truyền cảm hứng đến với tất cả những người làm khoa học nói riêng và quý đại biểu, sinh viên, học sinh, công chúng trên toàn thé giới về sứ mệnh, trách nhiệm của mình với khoa học cơ bản để phát triển bền vững nói chung.
GS Duncan Haldane thực hiện nghi thức thắp đuốc khoa học lên đài đuốc
GS Duncan Haldane thực hiện nghi thức thắp đuốc khoa học lên đài đuốc
Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thái Học - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KH&CN; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Hội nghị vinh dự chào đón các giáo sư: Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, Lê Kim Ngọc - Chủ tịch Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam tại Pháp, Duncan Haldane - Nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2016 (Trường ĐH Princeton - Mỹ), Đàm Thanh Sơn - Nhà khoa học đoạt giải Dirac năm 2018 (Trường ĐH Chicago, Mỹ), Gregory Fiete (Trường ĐH Northeastern, Mỹ - Chủ trì Hội nghị); TS Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và hoạt động văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, cùng 74 nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu các tính chất điện tử của các vật liệu lượng tử đến từ 13 nước trên thế giới, giáo viên và 60 học sinh của năm trường chuyên trên địa bàn các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên và Gia Lai.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, cho biết: Năm nay, đánh dấu một năm rất đặc biệt. Ngày 8.7 vừa qua, Năm Quốc tế Khoa học cơ bản để phát triển bền vững đã khai mạc ở trụ sở UNESCO (Paris - Pháp). Tại đây, Chủ tịch Ban tổ chức Năm Quốc tế Khoa học cơ bản đã công nhận hội nghị chúng ta là hội nghị đầu tiên của Năm Quốc tế Khoa học cơ bản và đã trao cho Hội Gặp gỡ Việt Nam ngọn lửa khoa học để đưa về đây chiếu sáng trong thời gian hội nghị, để cùng nhau phổ biến tình yêu khoa học học cho toàn thể Việt Nam và nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, tạo điều kiện để các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam và chia sẻ với các nhà khoa học nước nhà về các tiến bộ, khám phá mới nhất trong một bầu không khí thảnh thơi, thuận lợi cho sự xuất hiện những ý tưởng mới”.
Giáo sư Michel Spiro - Chủ tịch Liên hiệp các hội Vật lý thế giới, Chủ tịch Ban đề án Năm Quốc tế Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững - cho biết: Khoa học cơ bản là nền tảng cho giáo dục và các khám phá chuyển thành ứng dụng thực tế phục vụ cho sự phát triển bền vững toàn diện, cải thiện sự công bằng và phúc lợi toàn cầu tạo nên một hành tinh tươi đẹp và phát triển. Giáo dục, các khám phá mới, những ứng dụng thực tế và sự phát triển bền vững toàn diện phải thúc đẩy liên kết và mở rộng các ngành khoa học cơ bản. Đây là một vòng xoắn tiến mà chúng muốn muốn thúc đẩy trong Năm Quốc tế Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững và trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi cần tất cả quý vị nhà giáo, nhà khoa học, khu vực tư nhân, các nhà lãnh đạo và cả xã hội cùng chia sẻ tầm nhìn này và hành động phù hợp.
Về dự Hội nghị, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KH&CN, khẳng định Hội nghị lần này là cơ hội để các học sinh có niềm đam mê với khoa học được mở rộng tầm mắt và được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích từ chính những GS, TS khoa học nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, mong rằng các học sinh, sinh viên  tham dự Hội nghị hôm nay sẽ học hỏi, tích lũy kiến thức, học tốt và phấn đấu trong tương lai trở thành những nhà khoa học giỏi, phục vụ quê hương, đất nước, giống như các GS Trần Thanh Vân hay GS Đàm Thanh Sơn đã, đang làm.
Nhiều năm qua, Bình Định luôn xác định phát triển giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài mục tiêu xây dựng Quy Nhơn là thành phố du lịch, Bình Định còn hướng đến xây dựng Quy Nhơn trở thành trung tâm phát triển khoa học đầu tiên của cả nước. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long đã bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn khi chứng kiến rất nhiều giáo sư, nhà khoa học hàng đầu thế giới về với Quy Nhơn để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho các thế hệ trẻ. Đây là một động lực to lớn để các bạn trẻ phát triển thêm về tri thức cũng như gắn bó với niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
Hội nghị “Điện tử lượng tử Topo tương tác trực diện” đã nêu bật những phát triển gần đây trong nghiên cứu các tính chất cân bằng và không cân bằng của các vật liệu lượng tử mới, như: Các trạng thái Topo của vật chất, các hệ hai lớp xoắn, các vật liệu từ, TMDs (transition metals dichalcogenides), siêu dẫn, các hiện tượng lượng tử trong hệ trung mô...
Trong Hội nghị, các bài giảng sư phạm của GS Duncan Haldane và GS Đàm Thanh Sơn cũng hướng đến các nhà nghiên cứu trẻ (các nghiên cứu sinh và nghiên cứu viên sau tiến sĩ) nhằm cung cấp cho họ nền tảng cần thiết để tiếp nhận các báo cáo khoa học tiếp theo ở cấp độ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về các chủ đề của hội nghị.  
2
Quang cảnh buổi Hội nghị
11
Lãnh đạo Trung ương, tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học, học sinh,
sinh viên, giáo viên về dự Hội nghị

 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,123
  • Tháng hiện tại68,036
  • Tổng lượt truy cập1,437,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây