Nâng cao năng lực tuyên truyền, triển khai, nhân rộng mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và kỹ thuật trồng một số loại rau an toàn tại xã Nhơn Châu

Thứ hai - 19/08/2024 10:05
Đó là nội dung của lớp tập huấn do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức vào ngày 16/8/2024 tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.
Quang cảnh tập huấn
Quang cảnh tập huấn
Tham dự lớp tập huấn có Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội, Liên hiệp Hội; ông Trần Đình Trung – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, đại diện các phòng kinh tế, tài nguyên môi trường, ban quản lý dịch vụ công ích thành phố Quy Nhơn, đại diện lãnh đạo, cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường xã Nhơn Châu và  gần 100 học viên là các tuyên truyền viên của Hội Nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ đội thu gom rác thải, đồn biên phòng và đại diện một số hộ gia đình ở mỗi thôn trên địa bàn xã Nhơn Châu.
thnc1
Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó chủ tịch Liên hiệp Hội phát biểu tại tập huấn

Tại buổi tập huấn, các học viên được hướng dẫn quy trình xây dựng kế hoạch phân loại cũng như các hình thức, nội dung tuyên truyền chất thải rắn trong sinh hoạt tại các hộ gia đình. Các học viên cũng trao đổi một số thắc mắc về vấn đề xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thức tế của địa phương nhằm mang lại kết quả tốt nhất, đảm bảo môi trường xã đảo xanh – sạch – đẹp.   
Nhơn Châu là xã đảo tiền tiêu của Tổ quốc, cách đất liền thành phố Quy Nhơn 24km về phía Đông Nam. Với 596 hộ dân, 2.145 nhân khẩu, phân bố ở 03 thôn: Tây, Trung và Đông; lượng khách du lịch bình quân 50-100 người/ngày, cao điểm có thể đạt 200-300 người/ngày, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhà dân, khách du lịch, chợ, khu văn hóa, cơ sở thương mại – dịch vụ, rác trôi dạt vào bờ … trên địa bàn xã khoảng 1,5 tấn/ngày, trong đó rác thải có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thừa, tàn dư thực vật trong vườn, …) (rác hữu cơ) chiếm đến 46%. Hiện nay, toàn bộ lượng rác hữu cơ này được Công ty cổ phần Môi trường Bình Định thu gom chung cùng với các loại rác thải sinh hoạt khác với tần suất 01 lần/ngày, vận chuyển ra Lò đốt rác, cách trung tâm xã khoảng 3,5km, để xử lý bằng phương pháp đốt.
Mặc dù, trên địa bàn xã đã triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác thải tại nguồn, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ phân loại chưa cao,  quá trình phân loại chưa đảm bảo, chưa bóc tách được thành phần rác hữu cơ ra khỏi nguồn thải. Việc hướng dẫn, nâng cao năng lực tuyên truyền, triển khai,  nhân rộng mô hình phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt (hữu cơ) sẽ giúp cho địa phương xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên đắc lực, hỗ trợ công tác triển khai, vận động, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, hướng đến mục tiêu tỷ lệ hộ phân loại rác thải tại nguồn trên toàn xã đạt trên 90%, góp phần đưa xã Nhơn Châu về đích nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
thnc2
Báo cáo viên hướng dẫn tại buổi tập huấn

Cũng trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được báo cáo viên là cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau màu an toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên xã Nhơn Châu cho một số hộ gia đình có diện tích đất vườn rộng, đặc biệt là các chiến sĩ của Đồn Biên phòng Nhơn Châu. Trước đó, UBND xã Nhơn Châu đã có buổi làm việc, vận động Đồn Biên phòng hỗ trợ, cùng chung tay bảo vệ môi trường thông qua việc tiếp nhận, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo ra phân hữu cơ vi sinh bón cho rau màu đang được các chiến sĩ trồng ngay tại đơn vị.
Dịp này, Liên hiệp Hội cũng đã trao 20 gói chế phẩm vi sinh AT-Bio và các loại hạt giống rau màu cho Đồn Biên phòng Nhơn Châu để cán bộ chiến sĩ thực hành tại đơn vị.


 

Tác giả bài viết: Bích Ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập43
  • Hôm nay2,897
  • Tháng hiện tại96,598
  • Tổng lượt truy cập2,017,940
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây