KỶ NIỆM 61 NĂM KHỞI NGHĨA VĨNH THẠNH ( 6/2/1959 - 6/2/2020) Cuộc Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh là dấu mốc tiêu biểu về chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh cách mạng ở Miền Nam

Thứ tư - 05/02/2020 16:27
Vĩnh Thạnh, là địa bàn chiến lược, chủ yếu có 2 tộc người Kinh và Bana cùng chung sống, Vĩnh Thạnh ban đầu là tên xóm làng, năm 1906 là tên Tổng thuộc huyện Bình Khê. Tháng 4/1947, Vĩnh Thạnh chính thức là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định, dân số năm 1950 có 4.616 người, 1965: 4352 người, 1975:4.289 người. Đồng bào Vĩnh Thạnh vốn là nơi có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước, anh dũng, kiên cường bất khuất của đồng bào trong đấu tranh chế ngự thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm.
Vĩnh Thạnh ngày nay
Vĩnh Thạnh ngày nay
 
Giữa năm 1958, Tỉnh ủy Bình Định triệu tập Hội nghị ở Đak Hmang để nghe phổ biến Đề cương cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chỉ thị cho các Đảng bộ miền Nam phải lãnh đạo đấu tranh chính trị có sự tham gia của các lực lượng võ trang, xây dựng và củng cố các lực lượng quần chúng. Thông qua việc học tập chủ trương mới, hội nghị Tỉnh ủy chỉ thị lấy vùng cao của huyện An Lão và Vĩnh Thạnh (các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Châu, Vĩnh Trường) làm căn cứ địa của tỉnh.
Quân số của địch ở Vĩnh Thạnh lúc này gồm một đại đội bảo an và 2 trung đội mới tăng cường, cảnh sát quận gồm 30 tên, 1 tiểu đội biệt kích và 5 trung đội dân vệ. Tháng 2/1958, tên quận trưởng Vĩnh Thạnh triệu tập đại diện các làng, các xã xuống Định Quang để phổ biến chủ trương “ định cư” và mở các lớp học về “ định cư” cho nhân dân.
Cũng từ tháng 2/1958, chúng mở hàng chục cuộc hành quân để khủng bố, tàn sát nhân dân. Trong 2 ngày 16,17/2/1958 một trung đội bảo an phục kích suối Cà Xơm, Kon Klot (Vĩnh Châu) nhưng bị thất bại. Ngày 13/3/1958, chúng tập kích vào Kon Hai ( Vĩnh Trường) để bắt các lán bí mật của ta, nhưng không có kết quả. Bình Quang là nơi có phong trào cách mạng sớm được khôi phục và phát triển mạnh, có  hơn 30 cơ sở  cách mạng,   không những là đầu mối liên lạc với Tỉnh ủy, mà còn là sự phối hợp đầu tranh để chuẩn bị khởi nghĩa Vĩnh Thạnh, trở thành một trung tâm, căn cứ địa của phong trào cách mạng toàn tỉnh Bình Định.
Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh là vào lúc giáp tết. Nên chủ trương của ta trước hết là làm cho bọn ngụy quyền và các binh lính địch ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng đối phó với ta, sợ hãi không còn vui vẻ đón Tết, nhằm làm phá sản kế hoạch của chúng là muốn ổn định nội bộ, chuẩn bị tinh thần cho lực lượng quân đội ăn Tết vui vẻ, để đầu Xuân, chuẩn bị khí thế tấn công vào khu căn cứ của ta.
Như vậy, sự phối hợp đấu tranh  chặc chẽ giữa người Kinh và Bana đã khiến  cho Bình Quang, Vĩnh Thạnh trở thanh một trung tâm, căn cứ địa của  phong trào cách mang toàn tỉnh Bình Định.Các đồng chí lãnh đạo được phân công xuống các làng chuẩn bị lực lượng, tạo thế đấu tranh hợp pháp, nổi dậy dời làng, có kế hoạch bố phòng chống địch.
Nhân dân các làng dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự quần chúng đã vạch ra kế hoạch bố phòng theo ba tuyến, chọn các tuyến chiến đấu để nhử địch vào theo kế hoạch bài binh bố trận của ta. Các già làng giàu kinh nghiệm, am hiểu địa thế, địa hình cùng mời vào hoạt động với Ban cán sự quần chúng để bố trí cạm bẩy, làm tên tẩm thuốc độc, huy động cả phụ nữ và trẻ em cùng tham gia vót chông, tên, mua sắm băng bông, thuốc  đỏ để cứu thương.
Đối với địch, ngày 01/2/1959 trong cuộc họp các quận trưởng, tỉnh trưởng ngụy quyền tuyên bố “phải hoàn thanh việc định cư càng sớm càng hay, tốt nhất là đầu năm 1959”.
Ngày 3/2/1959 ( tức 26 tháng Chạp) chính quyền quận Vĩnh Thạnh tổ chức phát quà tết cho các già làng. Chúng quy định ngày 11/2/1959 tức mùng 4 tết  Kỷ Hợi 2 xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Hảo  phải đưa  toàn dân xuống định cư. Tên quận trưởng gặp đại diện các xã  để phổ biến kế hoạch chuyển dân. Chúng hăm dọa sẽ “ làm cỏ” các làng, nếu không thực hiện ý đồ của chúng.
Ngày 05/2/1959 ( tức 28 tháng Chạp) chúng triệu tập  một số thanh niên theo học các lớp huấn luyện quân sự tới quận lỵ đóng ở Định Quang  để thết tiệc, uống rượu, dặn dò, lôi cuốn, đốc thúc về việc phải dời làng vào khu dồn sau tết, như bọn chúng quy định.
Chỉ trong 1 tuần trước tết, bọn địch đã ra sức thúc ép, dồn dân vào tận chân tường. Qua các cuộc họp vừa dụ dỗ, vừa đe dọa của bọn địch tổ chức vào ngày 05/2/1959, những người đi họp về chưa kịp hỏi ý kiến của huyện, cũng chưa bàn với cán bộ cơ sở xã, các cốt cán địa phương cùng với nhân dân cho rằng địch vô cùng ngoan cố, không hề từ bỏ âm mưu dời làng, cho nên họ đã huy động toàn dân chặt cây ngăn chặn các ngả đường, cắm chông, gài mang cung, đặt bẩy, đặt thò. Có 12 làng của 2 xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo cùng đồng loạt công khai nổi dậy mở đầu cuộc khởi nghĩa. Ngày 6/2/1959, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh bùng nổ. Huyện ủy liền cử ngay cán bộ xuống 2 xã lãnh đạo phong trào.Tên quận trưởng Vĩnh Thạnh ra lệnh cho một trung đội lính bảo an tấn công vào làng, bất chấp lời cảnh báo của dân chúng. Du kích Tơ Lot và Tờ Lek đã dũng cảm đánh trả, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên, trong đó Dinh On là tên ác ôn dẫn đường, buộc địch phải rút lui. Không cam chịu thất bại, chúng tiếp tục tăng viện để mở cuộc hành quân quy mô lớn, đè bẹp phong trào cách mang đang bừng bừng khí thế; từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều 6/2, địch liên tiếp mở nhiều đợt tấn công nhưng chúng  không  thể vào được làng, tại cuộc đọ sức quyết liệt,địch bị tổn nhất nặng nề, làm chết 5 tên (trong đó có một tên trung úy chỉ huy) và 24 tên khác bị thương. Bọn địch lồng lộn huy động cả máy bay đến ném bom yểm trợ và tàn phá làng mạc, nhưng cuối cùng chúng thất bại, buộc phải rút lui.Tiếp đó, trong vòng 1 năm (từ tháng 2/1959 đến 2/ 1960), 50 trong số 53 làng của huyện Vĩnh Thạnh đã nổi dậy dời làng, chống địch. Ba làng còn lại thuộc xã Vĩnh Bình: Nước Dân, Nước Chàm và Đất Thổ.
Từ kết quả  thắng lợi  vẻ vang  của cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc mang  tính lịch sử:
Một là,  đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của tỉnh Bình Định, còn là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên trong phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân khuV. Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh ghi nhận một mốc son chuyển giai đoạn mới của cách mạng quan trọng, mở đầu khởi nghĩa vũ trang, hát huy tinh thần đấu tranh  kiên cường, có tính lan tỏa  của nhân dân tỉnh Bình Định, đưa phong trào cách mạng trong tỉnh hòa nhịp với toàn miền Nam. Cuộc khởi nghĩa đã kết hợp cuộc nổi dậy của quần chúng với việc chống càn, chống địch tái chiếm, phát huy được các hình thức tác chiến tại chỗ của quân dân, du kích địa phương.
Hai là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh nêu một bài học cao quý về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và quần chúng nhân dân; Biết dựa vào nhân dân cách mạng, là sự năng động, sáng tạo của quần chúng cách mạng, đóng góp vào kho tàng của cách mạng cả nước về sự vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng, từ ban cán sự chuyển dần thành Ủy ban nhân dân tự quản.
Ba là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh  tiêu biểu cho cả một quá trình đấu tranh gian khổ để bảo vệ, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến lên khởi nghĩa từng phần. Kết hợp nổi dậy của quần chúng với công tác binh địch vận, làm nản chí, rệu rã binh  lực  địch.
Bốn là, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh  nổ ra sớm nhất toàn miền Nam, là cái mốc tiêu biểu ghi nhận sự kết thúc của một giai đoạn đấu tranh một phía, chuyển biến, tìm tòi phương thức đấu tranh cách mạng mới;  có một quá trình kiên trì đấu tranh từ làng lên xã, lên huyện; từ đấu tranh bí mật đến công khai, từ nổi dậy lánh địch đến nổi dậy đánh địch và đã đánh thắng quân địch, lần đầu tiên lực lượng cách mạng làm chủ trên một địa bàn toàn huyện. Đây là căn cứ quan trọng của Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy và Huyện ủy, một căn cứ địa được giải phóng hoàn toàn, nhưng quân địch không thể nào tái chiếm lại được trong suốt chặng đường chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Bình Định.

Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Ngọc Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,449
  • Tháng hiện tại50,769
  • Tổng lượt truy cập1,893,687
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây