Hiệu quả mô hình tưới tiết kiệm nước trên cây rau cải của dự án Rau an toàn Tỉnh Bình Định

Thứ tư - 26/05/2021 09:07
Rau ăn lá là tập hợp các giống cây trồng ngắn ngày, và sản phẩm chính của chúng là lá. Có thể kể ra một số loại rau được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay như: xà lách, hành, thì là, rau mùi, su hào, các loại rau cải, mồng tơi, ngải cứu, rau má, rau dền, rau muống,… Do được trồng ngắn ngày (1 – 2 tháng) nên bộ rễ của rau ăn lá phát triển khá nông (từ 30 – 60 cm), và một đặc điểm nữa là ưa ẩm. Rau ăn lá có thể được trồng bằng cách rắc hạt hoặc trồng cây con.
Đại biểu tham quan tại thực địa mô hình
Đại biểu tham quan tại thực địa mô hình
Trong quá trình chăm sóc rau ăn lá, việc tưới quá nhiều nước hay ít nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Nhằm giúp nông dân xác định đúng thời điểm tưới và lượng nước tưới cho rau ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển là cần thiết nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, tiết kiệm nước tưới và thời gian tưới. Trước tình hình trên thực hiện Quyết định số 179/QĐ-SNN ngày 19/3/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định về việc phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện mô hình “Tưới tiết kiệm nước trên cây cải của Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định”.
Qua hơn 30 ngày thực hiện mô hình đã có những kết quả:
1. Áp dụng quy trình tưới giản đơn cho cây cải ở chân đất thịt nhẹ pha cát cho thấy không giảm về số lần tưới, thời gian tưới giảm hơn 55 phút, lượng nước tưới tiết kiệm hơn 3.392 lít so với phương pháp tưới truyền thống của nông dân đang áp dụng.
2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cải xanh ở mô hình đạt 2.500 kg/sào, tương đương với đối chứng. Rễ cải xanh ăn sâu vào đất hơn 02 cm so với đối chứng.
3. Các đối tượng sâu hại trên cải xanh như sâu tơ, sâu xanh, rầy mềm, bọ nhảy sọc dưa phát sinh gây hại nhẹ trong quá trình sinh trưởng phát triển, đã điều tra và phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
4. Lợi nhuận ở  mô  hình đạt 5.356.050 đồng/250 m2, cao hơn so với đối chứng 87.400 đồng/250 m2.
5. Tỉ suất lợi nhuận ở  mô  hình đạt 157,8 %, cao hơn so với đối chứng 7%.
Dụng cụ chứa nước để đo lượng nước tưới và lượng nước mưa trên ruộng rau thực hiện mô hình
Kết quả mô hình là bước đầu để Sở Nông nghiệp và PTNT, Dự án Rau an toàn Bình Định mở rộng các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật quy trình tưới giản đơn cho nông dân trong tỉnh./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Cường, Trung tâm Khuyến nông Bình Định.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập20
  • Hôm nay316
  • Tháng hiện tại34,678
  • Tổng lượt truy cập1,877,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây