Bình Định: Tích cực tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam

Thứ sáu - 09/09/2022 15:48
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bình Định 6 lần tham dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (gọi tắt là Giải thưởng) và đã đạt 10 giải thưởng, gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 6 giải khuyến khích. Để có được thành tích đáng khích lệ, việc tuyển chọn, thẩm định và đề xuất gửi tham dự hằng năm là yếu tố quan trọng. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với một số sở, ngành liên quan đã và đang triển khai tốt hoạt động này.
Nghiệm thu, đánh giá công trình“Nhà màng thích ứng khí hậu, địa hình phục vụ nông nghiệp công nghệ cao” của KTS Lê Phương (Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng T.M.N)
Nghiệm thu, đánh giá công trình“Nhà màng thích ứng khí hậu, địa hình phục vụ nông nghiệp công nghệ cao” của KTS Lê Phương (Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng T.M.N)
Đây là Giải thưởng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... tổ chức hàng năm để xét tặng cho các tác giả có những công trình khoa học công nghệ có giá trị khoa học – kinh tế - xã hội lớn, được thực hiện tại Việt Nam, nhằm khích lệ, tôn vinh và công nhận sự đóng góp nổi bật của các tác giả và nhằm khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống.
Trong số các công trình của tỉnh được trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam có thể kể đến một số điển hình như: Tổ hợp lai các giống gà nội (MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ)” của tác giả Lê Văn Dư, Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư, thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; “Nghiên cứu tối ưu hóa công thức và đánh giá tương đương sinh học viên nén Gliclazid 60mg phóng thích kéo dài” của DSCKI Lý Thị Mỹ Dung - nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Công ty CP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định; “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giấm gỗ từ cây nguyên liệu bạch đàn” của  Võ Tuấn Toàn và cộng sự Công ty CP phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định; “Nhà màng thích ứng khí hậu, địa hình phục vụ nông nghiệp công nghệ cao” của KTS Lê Phương (Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng T.M.N)...
giai nhat
Thừa  ủy quyền của Ban Tổ chức Giải thưởng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định trao giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020 cho tác giả Lê Văn Dư (Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư) với công trình “Tổ hợp lai các giống gà nội (MD1.BĐ; MD2.BĐ; MD3.BĐ)”

Các công trình đoạt Giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch Liên hiệp Hội Bình Định cho biết: Hàng năm, ngay từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát động Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Hội Bình Định tích cực triển khai thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền của cơ quan: Cổng thông tin điện tử bidiusta.binhdinh.gov.vn và định kỳ trên bản tin Khoa học & Kỹ thuật 2 tháng/lần về nội dung quy chế, mời tham dự Giải thưởng đến với các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, Thường trực Liên hiệp Hội đã có những buổi làm việc trực tiếp với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, phát hiện những công trình nghiên cứu khoa học chất lượng và phù hợp với quy chế xét giải, từ đó đôn đốc, hướng dẫn các tác giả xây dựng hồ sơ tham dự.
lam viec don vi
Liên hiệp Hội làm việc với một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyên truyền về giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2022
Tại tỉnh Bình Định, đa số các công trình được đề xuất tham dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam là các giải pháp đạt giải tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh; là Đề tài KH&CN cấp tỉnh hoặc Dự án KHCN cấp Nhà nước được đánh giá, xếp loại cao. Đặc biệt, còn có một số công trình được Liên hiệp Hội và một số đơn vị phát hiện trong quá trình rà soát, tuyên truyền về Giải thưởng. Các công trình này tuy chưa đạt giải, chưa được các Hội đồng Khoa học thông qua nhưng đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống sản xuất. “Đối với các công trình chưa được nghiệm thu xếp loại, Liên hiệp Hội sẽ thành lập Hội đồng khoa học để đánh giá, phản biện, góp ý một cách khách quan và tiến hành xếp loại. Đây là một bước hoàn thiện thủ tục giúp các công trình đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham dự xét tặng Giải thưởng” - Chủ tịch Liên hiệp Hội Bình Định cho biết thêm.
Tại quy chế Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam, ở chương II về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng giải thưởng có các yêu cầu cho các công trình, trong đó có yêu cầu công trình phải được Hội đồng khoa học cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các cấp tương đương trở lên, Hội đồng khoa học của Tổng công ty và các Tập đoàn kinh tế hoặc Hội đồng Khoa học của Liên hiệp các Hội KH&KT nghiệm thu đánh giá loại khá trở lên. Vì vậy, hằng năm, Liên hiệp Hội tỉnh chủ động hướng dẫn các tác giả có công trình đủ tiêu chuẩn tham dự Giải thưởng hoàn tất các thủ tục theo trình tự để tổng hợp gửi tham dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Với Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp Hội Bình Định đã phát động sâu rộng trong toàn tỉnh. Đầu tháng 9/2022, Liên hiệp Hội Bình Định sẽ tiếp nhận hồ sơ, tư vấn, hỗ trợ và lựa chọn các công trình đủ tiêu chuẩn gửi tham dự Giải thưởng lần này. Liên hiệp Hội Bình Định cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức có các công trình phù hợp với quy chế Giải thưởng có thể liên hệ với Liên hiệp Hội Bình Định để được hướng dẫn các thủ tục đăng ký tham dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ năm 2022.
 

Tác giả bài viết: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay798
  • Tháng hiện tại67,711
  • Tổng lượt truy cập1,437,624
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây