Được sự tài trợ của Qũy Môi trường toàn cầu (GEF/SGP), Hiệp Hội Thủy sản triển khai thực hiện dự án từ tháng 7/2019 tại 4 xã, phường thuộc thành phố Quy Nhơn (Ghềnh Ráng, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu). Hơn 2 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả nổi bật: Người dân địa phương hiểu rõ để có sinh kế bền vững thì cần phải bảo vệ Hệ sinh thái rạn san hô và các hệ sinh thái biển và họ tham gia nhiệt tình hoạt động dự án vì mục tiêu này; 04 TCCĐ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành lập tại 4 xã, phường với 230 hộ dân tham gia, thành viên Ban đại diện TCCĐ 4 xã và các thành viên chủ chốt của cộng đồng được đào tạo có kiến thức ,kỹ năng cơ bản để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý hệ sinh thái rạn san hô và tài nguyên sinh vật biển tại địa phương. Xây dựng thành công các mô hình đầu tiên trong toàn quốc về giao quyền cho Tổ chức cộng đồng thực hiện ĐQL tại 1 số khu vực biển (theo Luật Thủy sản 2017) với 4 khu vực biển tổng diện tích 46,2 ha biển có rạn san hô tại vịnh Quy nhơn được cấp thẩm quyền giao cho 4 TCCĐ quản lý để bảo vệ hệ sinh thái san hô và phát triển du lịch cộng đồng. Các TCCĐ đến nay đã đủ khả năng thực hiện ĐQL tại khu vực biển được giao. Thành lập 4 Quỹ cộng đồng bảo vệ san hô, nguồn lợi thủy sản tại 4 xã, Quỹ do TCCĐ quản lý và được UBND xã công nhận. Quỹ cộng đồng là nguồn tài chính lâu dài huy động từ nguồn đóng góp của cộng đồng để duy trì hoạt động quản lý, bảo vệ hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản tại địa phương.
Hội nghị cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đồng quản lý theo Luật Thủy sản năm 2017; kinh nghiệm về bảo vệ rạn sinh thái rạn san hô, môi trường và nguồn lợi thủy sản đến các điểm cầu UBND các xã Nhơn Châu, Mỹ Thành, Mỹ Châu, Mỹ Lợi, Phước Sơn, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, và Chi cục Thủy sản các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Sóc Trăng, các viện nghiên cứu và tổ chức NGO khác.