Chi hội Nữ trí thức Bình Định tổ chức hoạt động về nguồn mang ý nghĩa sâu sắc

Chủ nhật - 26/03/2023 16:46
Ngày 26/3/2023, Chi hội Nữ trí thức (NTT) Bình Định phối hợp với Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức chuyến về nguồn tham quan di tích lịch sử nơi cập bến tàu không số (thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn) và dâng hương tại Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực (thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Đoàn về nguồn gồm có bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chi hội trưởng Chi hội NTT Bình Định, bà Đồng Thị Ánh – Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh với hơn 30 hội viên của hai đơn vị.
Chi hội Nữ trí thức Bình Định chụp hình lưu niệm tại "Di tích tàu không số"
Chi hội Nữ trí thức Bình Định chụp hình lưu niệm tại "Di tích tàu không số"
Hoạt động này nhằm hướng đến kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2023) và 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023). Tại những nơi đến tham quan, các chị đã cùng nhau ôn lại lịch sử quê hương, dân tộc. “Bến tàu không số Lộ Diêu” với diện tích 15.000m2, điểm nhấn của di tích là một phần con tàu được làm bằng đá, mô phỏng con tàu không số năm xưa. Đây là nơi ghi nhớ công ơn của những chiến sỹ “tàu không số 401” và là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng đối với người dân huyện Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Tàu không số cập bến Lộ Diêu vào 4h ngày 01/11/1964, là chuyến tàu không số đầu tiên vào Khu V, con tàu duy nhất cập bến biển tỉnh Bình Định, là niềm tự hào cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định nói chung, thị xã Hoài Nhơn nói riêng. Những vũ khí do con tàu không số mang vào đã góp phần tạo nên chiến thắng An Lão, Đèo Nhông-Dương Liễu, góp phần thay đổi cục diện chiến trường miền Nam để đi đến thống nhất đất nước.
ntt
Dâng hương tại Đền thời anh hùng Nguyễn Trung Trực

Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868), nguyên quán gốc ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).Ông là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam. Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Để tỏ lòng biết ơn ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng ông ở nhiều nơi. Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trên quê hương Bình Định được xây dựng và khánh thành vào tháng 10/2020 tại khu vực dốc Sáo, thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải. Đền thời nằm ở vị trí tọa sơn ngọa thủy, phía sau và bên hông được bao bọc bởi những dãy núi cao với những khối đá lớn, cây xanh bạt ngàn, càng tôn lên vẻ đẹp của tổng thể công trình thờ vị anh hùng dân tộc yêu nước, xả thân chống Pháp Nguyễn Trung Trực.
Hoạt động về nguồn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, là dịp để ôn lại, để tưởng nhớ và tri ân những vị anh hùng dân tộc, nhiều người có dịp hiểu thêm về lịch sử quê hương mình, nhất là các nữ trí thức, nữ doanh nhân trẻ. Qua đó, nhằm gợi nhớ truyền thống lịch sử địa phương, nhắc nhở thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh trong thi đua lao động, học tập, góp sức cùng với tỉnh nhà xây dựng và đổi mới quê hương.  
Một số hình ảnh:
vn3
vn1
vn2
 

Tác giả bài viết: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập87
  • Hôm nay2,090
  • Tháng hiện tại87,989
  • Tổng lượt truy cập2,150,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây