Liên hiệp Hội Bình Định tham dự Hội thảo tập huấn chuyển dịch năng lượng đảm bảo an toàn, bền vững

Thứ năm - 08/04/2021 16:30
Trong 2 ngày 8&9/4/2021, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh và Viện Friedrich-Ebert-Stingftung (FES) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn “Chuyển dịch năng lượng công bằng tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế, cơ hội và thách thức; tăng cường hợp tác và huy động nguồn lực” tại Tp. Hà Tĩnh. Hội thảo có các đại biểu đại diện đến từ 10 Liên hiệp Hội khu vực miền Trung tham dự, một số hội thành viên Liên hiệp Hội Hà Tĩnh, đại diện các sở ban ngành, Trường Đại học, các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Liên hiệp Hội Bình Định có 03 đại biểu tham dự, cùng tham gia thảo luận về nội dung chương trình hội thảo.
Chủ tịch Liên hiệp Hội Bình Định Nguyễn Thị Thanh Bình tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo.
Chủ tịch Liên hiệp Hội Bình Định Nguyễn Thị Thanh Bình tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã làm rõ khái niệm “chuyển dịch năng lượng công bằng, xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu”; cung cấp thông tin tổng quan về năng lượng tái tạo tại Việt Nam; thực trạng phát triển năng lượng tái tạo và chuyển dịch năng lượng tại Hà Tĩnh.
Đồng thời, hội thảo cũng chia sẻ những lợi ích, thách thức và giải pháp chính sách đối với chuyển dịch năng lượng công bằng; lợi ích cho địa phương và quốc gia khi chuyển dịch năng lượng; an ninh năng lượng và tăng cường tiếp cận điện; lợi ích về tạo việc làm, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư.
ht h tinh 2
Quang cảnh hội thảo

Các đại biểu tham gia luận bàn về các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch đảm bảo công bằng, tạo công ăn việc làm chất lượng, giảm chi phí và bảo vệ môi trường tại các địa phương; thảo luận xoay quanh những câu chuyện điển hình về chuyển dịch năng lượng đảm bảo công bằng (điện mặt trời mái nhà, mô hình điện mặt trời kết hợp với nông nghiệp, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm từ gia đình đến văn phòng…).
Hà Tĩnh là  một địa phương  có giá thành vật tư, phụ kiện cho sản xuất điện mặt trời ngày càng rẻ, hiệu quả chuyển đổi năng lượng được cải thiện, việc các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và điện gió vào địa phương ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 dự án đã triển khai và đang xin cấp phép đầu tư, trong đó có 8 dự án điện năng lượng mặt trời, 2 dự án điện gió. Nhiều hộ dân cũng đã lắp đặt điện mặt trời dùng cho sinh hoạt. Tuy nhiên, việc này cũng đang đặt ra lo ngại về ô nhiễm môi trường, tính an toàn…
 Với vai trò là tổ chức đại diện, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia xây dựng và phát triển đất nước; tổ chức hội thảo lần này, Liên hiệp Hội Việt Nam mong muốn chia sẻ thông tin, tìm kiếm cơ hội, mô hình, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững tại các địa phương Việt Nam. Qua đó, cũng huy động được đội ngũ chuyên gia, tổ chức thành viên và các bên liên quan chung tay vào xây dựng các đề xuất, chương trình dự án hợp tác để triển khai các sáng kiến cụ thể về chuyển dịch năng lượng bền vững và công bằng, góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Tác giả bài viết: Diệu Thu – Kim Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập67
  • Hôm nay5,976
  • Tháng hiện tại99,677
  • Tổng lượt truy cập2,021,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây