Tổng kết mô hình thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ tại Hoài Ân

Chủ nhật - 26/12/2021 22:33
Hiện nay trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt thường xuyên đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó cây dừa được đánh giá có khả năng chống chịu được các nguy cơ trên và cũng là đối tượng canh tác quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Hình mô hình thâm canh dừa theo hướng hữu cơ tại xã Ân Tín – Hoài Ân
Hình mô hình thâm canh dừa theo hướng hữu cơ tại xã Ân Tín – Hoài Ân
Thời gian qua, việc đầu tư chăm sóc vườn dừa của hộ dân chưa được chú trọng, dừa sinh trưởng phát triển kém chưa mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất, chưa tương xứng với tiềm năng.
Với  mục tiêu  chuyển giao một số giải pháp kỹ thuật trong thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ cho nông dân tham gia mô hình nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất gắn với hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật đến người nông dân và nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, năm 2021 trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hoài Ân triển khai mô hình Thâm canh dừa theo hướng hữu cơ (dừa xiêm uống nước 4 – 5 năm tuổi) tại xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, với quy mô 500 cây có 05 hộ tham gia thực hiện.
Trải qua 07 tháng triển khai thực hiện (từ tháng 6 – 12 năm 2021) mô hình bước đầu đạt được những kết quả khả quan như: trung bình có 30 tàu lá xanh/cây, 6 buồng hoa/cây, 6 buồng quả/cây, từ 11 – 12 quả trưởng thành/buồng, năng suất trung bình 68 quả/cây cao hơn đối chứng trung bình 18 quả/cây. Lợi nhuận mang lại trong mô hình 83.000.000 đồng cao hơn 19.500.000 đồng so với đối chứng tương đương 30,7%.

Đồng thời nhờ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật như: bón phân cân đối, tưới nước đủ ẩm,... giúp tăng khả năng chống chịu và phòng trừ sâu bệnh hại. Kết hợp vệ sinh ngọn dừa nên tỷ lệ bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, bệnh thối đọt, đốm lá và chuột gây hại giảm 10 – 15% so với đối chứng. Hiện tượng rụng quả non xảy ra ít hơn nhiều so ngoài mô hình. Giảm chi phí cũng như công chăm sóc.
Kết quả đạt được của mô hình bước đầu đã thay đổi tập quán sản xuất của dân về đầu tư thâm canh tăng năng suất dừa theo hướng hữu cơ trên địa bàn. Là điều kiện tốt để địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn và nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.

Tác giả bài viết: CTV Quang Thạch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay91
  • Tháng hiện tại93,792
  • Tổng lượt truy cập2,015,134
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây