Hiệp hội Thủy sản Bình Định tổ chức Hội thảo quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản tại các khu vực đồng quản lý khu vực biển vịnh Quy Nhơn

Thứ ba - 22/06/2021 07:32
Vùa qua Hiệp hội Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định và Trung tâm MCD tổ chức hoạt động quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản tại các khu vực biển được giao cho tổ chức cộng đồng quản lý bảo vệ: khu vực biển Bãi Trước xã Nhơn Châu, khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải, khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý và khu vực biển Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng. Hoạt động quan trắc của Tổ chức cộng đồng 4 xã, phường được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật của 2 chuyên gia về giám sát rạn san hô đến từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “ Nâng cao năng lực của các tổ chức cộng đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý, bảo vệ rạn san hô tại vùng biển ven bờ thuộcVịnh Quy Nhơn” do Hiệp hội Thủy sản chủ trì thực hiện.
Đội hình quan trắc tại Nhơn Lý
Đội hình quan trắc tại Nhơn Lý
Tham gia hoạt động quan trắc có  24 quan trắc viên là thành viên tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 4 xã/phường trên. Tại hội thảo quan trắc các học viên được hướng dẫn lại kỹ thuật quan trắc trên biển; tiến hành quan trắc thực tế và thảo luận đánh giá kết quả quan trắc đạt được nhằm tìm ra giải pháp quản lý bảo vệ trong thời gian tới.
bbb
Quan trắc thực tế trên vùng rạn ( ảnh chụp tại Nhơn Châu)
Hoạt động được tiến hành theo phương pháp Reefcheck và thực hiện trên 4 vùng rạn: khu vực biển Bãi Trước xã Nhơn Châu ( ngày 13/4), khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý ( ngày 14/6); khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải (ngày 15/6) và khu vực biển Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng ( ngày 16/6). Tại mỗi vùng rạn, ghi lại những thông tin về 3 nhóm chính: Hợp phần đáy (san hô cứng, san hô mềm, rong, san hô chết, đá, bùn…);  động vật đáy (tôm, cầu gai đen, trai tai tượng, sao biển gai…) và cá rạn (cá mú, cá dìa, cá mó, cá thia…). Qua đây sẽ đánh giá được độ phủ san hô trên vùng rạn tại các khu vực biển trên cùng những sinh vật đi kèm. Đây là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ cho Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rạn san hô tại khu vực biển được giao, phục vụ tốt cho công tác quản lý về sau
Số liệu thu được sẽ góp phần đánh giá nguồn lợi hằng năm, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rạn san hô và nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng và so sánh dữ liệu san hô, sinh vật với những vùng rạn khác trong Khu vực biển vịnh Quy Nhơn. Từ đó điều chỉnh công tác quản lý để đảm bảo bảo vệ tốt hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản./.

Tác giả bài viết: Ái Trinh, Hiệp hội Thủy sản Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay376
  • Tháng hiện tại100,383
  • Tổng lượt truy cập2,021,725
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây