11 nhóm người ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam

Thứ ba - 23/02/2021 09:55
Bộ Y tế sắp xếp 11 nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên theo mức độ ưu tiên tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế tại Việt Nam.
Lọ đựng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. (Ảnh:Reuters).
Lọ đựng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. (Ảnh:Reuters).

Hướng dẫn về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do Covax Facility hỗ trợ, được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa được ký ban hành. Theo đó, 11 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm đầu tiên, gồm:

  • Nhân viên y tế.
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...).
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Lực lượng quân đội.
  • Lực lượng công an.
  • Giáo viên.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
  • Những người mắc các bệnh mãn tính.
  • Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Covax dự kiến cung ứng cho Việt Nam hơn 4,8 triệu liều, gồm 25-35% trong quý một và 65-75% trong quý hai.

  • Trong quý một, dự kiến khoảng 1,2 triệu liều sẽ tiêm cho khoảng 500.000 nhân viên y tế và khoảng 116.000 nhân viên tham gia phòng chống dịch.
  • Trong quý hai, Covax sẽ cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Trong đó, dự kiến có khoảng 9.200 cán bộ hải quan, 4.080 cán bộ ngoại giao, 1.027.000 lực lượng quân đội, 304.000 lực lượng công an, 550.000 giáo viên sẽ được tiêm vaccine.
  • Trong quý ba, khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người tiêm. Cụ thể, số lượng vaccine này sẽ dành cho khoảng 750.000 giáo viên, 7.600.000 người trên 65 tuổi, 1.930.000 người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch) và 7.000.000 người mắc bệnh mãn tính trưởng thành.

Theo hướng dẫn này, vaccine sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do Covid-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông quan trọng.
 

Theo Bộ Y tế, vaccine được Covax Facility hỗ trợ cho Việt Nam là do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất có điều kiện bảo quản 2-8°C. Vaccine này được hỗ trợ miễn phí nhập khẩu, và nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc TP HCM, được thông quan ngay lập tức sau khi vaccine về đến cửa khẩu hàng không và chuyển về Kho quốc gia hoặc kho khu vực trước khi chuyển xuống các tuyến dưới.

Hiện, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Việt Nam gồm chủ yếu các thiết bị bảo quản vaccine ở nhiệt độ 2-8°C, ước tính có thể bảo quản được khoảng 122 triệu liều. Trong tháng 2 và tháng 3, Dự án tiêm chủng mở rộng xây dựng phương án tăng cường dây chuyền lạnh cho các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vaccine, báo cáo Bộ Y tế, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Vaccine do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất sử dụng 2 liều cho các đối tượng trên 18 tuổi, cách nhau 21 ngày, tiêm bắp.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi) cho người dân trong năm 2021.

Ngoài 30 triệu liều được viện trợ, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới. Như vậy, tổng số Việt Nam có 60 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna, với Nga và một số nước khác để có thêm vaccine.

Trước đó, ngày 1/2, Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Vaccine này đã được cấp phép lưu hành một năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Theo Bộ Y tế, vaccine được Covax Facility hỗ trợ cho Việt Nam là do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất có điều kiện bảo quản 2-8°C. Vaccine này được hỗ trợ miễn phí nhập khẩu, và nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc TP HCM, được thông quan ngay lập tức sau khi vaccine về đến cửa khẩu hàng không và chuyển về Kho quốc gia hoặc kho khu vực trước khi chuyển xuống các tuyến dưới.

Hiện, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Việt Nam gồm chủ yếu các thiết bị bảo quản vaccine ở nhiệt độ 2-8°C, ước tính có thể bảo quản được khoảng 122 triệu liều. Trong tháng 2 và tháng 3, Dự án tiêm chủng mở rộng xây dựng phương án tăng cường dây chuyền lạnh cho các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vaccine, báo cáo Bộ Y tế, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Vaccine do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất sử dụng 2 liều cho các đối tượng trên 18 tuổi, cách nhau 21 ngày, tiêm bắp.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi) cho người dân trong năm 2021.

Ngoài 30 triệu liều được viện trợ, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới. Như vậy, tổng số Việt Nam có 60 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna, với Nga và một số nước khác để có thêm vaccine.

Trước đó, ngày 1/2, Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Vaccine này đã được cấp phép lưu hành một năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Tác giả bài viết: Theo VnExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay92
  • Tháng hiện tại100,099
  • Tổng lượt truy cập2,021,441
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây