Tập huấn Bảo tồn rùa biển và chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

Thứ tư - 27/03/2024 07:50
Ngày 25/3/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định phối hợp với Hiệp Hội Thủy sản tỉnh và Phòng Nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn “Bảo tồn rùa biển và chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương” cho 50 học viên là đại diện các chủ tàu cá ở thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát. Đây cũng là một trong các nội dung thuộc nhiệm vụ tập huấn, hỗ trợ các địa phương trong tỉnh nhân rộng các mô hình mà Liên hiệp Hội được UBND tỉnh giao trong năm 2024, Liên hiệp Hội tiến hành tổ chức nội dung tập huấn phù hợp với thực trạng và nhu cầu của các địa phương.
Quang cảnh lớp tập huấn
Quang cảnh lớp tập huấn
Ngư dân tham dự lớp tập huấn được báo cáo viên là cán bộ của Hiệp Hội Thủy sản tỉnh cung cấp một số thông tin liên quan đến đặc điểm sinh học, tầm quan trọng và các mối nguy hiểm đối với rùa biển, đồng thời phổ biến các quy định pháp luật về bảo tồn rùa biển và các loại sinh vật quý hiếm, các biện pháp bảo vệ rùa biển.
Việt Nam có 05 loài rùa biển, tất cả đều nằm trong nhóm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, rùa biển là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm I của, chỉ được phép khai thác vì một trong các mục đích: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế. Việc thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển rùa biển trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 100 triệu hoặc tùy theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù. Tuy nhiên, rất nhiều ngư dân vẫn chưa biết các quy định này, hiện nay nhiều địa phương vẫn còn đang tồn tại nạn khai thác trực tiếp rùa biển dẫn đến nguy cơ hủy diệt.
th3
Báo cáo viên trao đổi về quy trình kiểm soát quản lý rác thải nhựa tàu cá áp dụng đối với chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên

Việc rùa biển cũng như nhiều động vật biển khác bị chết, ngoài nguyên nhân do nạn khai thác trái phép còn có nguyên nhân đến từ lượng rác thải nhựa đại dương. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, hằng năm Việt Nam thải ra 730.000 tấn rác thải nhựa vào đại dương. Trong đó 80% rác thải nhựa đại dương có nguồn gốc từ đất liền, 20% còn lại đến từ các hoạt động trên biển, trong đó có lượng rác thải nhựa rất lớn phát sinh từ các tàu đánh bắt cá trên biển. Bình Định cũng đã ban hành Quy trình kiểm soát quản lý rác thải nhựa tàu cá áp dụng đối với chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên các tàu cá có chiều dài Lmax từ 15m trở lên, đồng thời khuyến khích áp dụng quy trình này đối với chủ tàu, thuyền trường, thuyền viên các tàu có chiều dài từ 12m đến dưới 15m. Toàn bộ nội dung của Quy trình này đều được báo cáo viên truyền đạt cụ thể cho các ngư dân tham gia lớp tập huấn.
 

Tác giả bài viết: Bích Ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay97
  • Tháng hiện tại41,582
  • Tổng lượt truy cập2,104,127
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây