GIỚI THIỆU GIỐNG ĐẬU XANH ĐXBĐ.07

Thứ tư - 10/05/2023 14:59
Giống đậu xanh ĐXBĐ.07 được Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai đơn NM94 x KPS2. Giống đã được tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Quyết định số 485/VNTB-KH ngày 31/10/2022 của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.
Hình ảnh: Dạng cây, dạng quả, dạng hạt và màu sắc hạt của giống đậu xanh ĐXBĐ.07
Hình ảnh: Dạng cây, dạng quả, dạng hạt và màu sắc hạt của giống đậu xanh ĐXBĐ.07
1. Nguồn gốc giống
Sơ đồ chọn tạo:
  NM94 x KPS2  
  i  
Năm 2015 F1 Trồng theo ô hỗn hợp.
  i  
Từ năm 2016 - 2017 F2
i
F5
Dùng phương pháp phả hệ để chọn cá thể ưu tú và dòng thuần.
  i  
Năm 2018 F6 - F7 Nhân dòng thuần.
  i  
Từ năm 2018 - 2020 ĐXBĐ.07 Khảo nghiệm tác giả
Từ năm 2019 - 2020 Khảo nghiệm cơ bản (Diện hẹp)
Từ năm 2021 - 2022 Khảo nghiệm sản xuất (Diện rộng)
2. Đặc điểm giống

Giống đậu xanh ĐXBĐ.07 có thời gian sinh trưởng từ 75 - 80 ngày tùy theo mùa vụ canh tác, kiểu hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng đến nửa đứng, dạng lá chét hình trứng nhọn, quả khô có màu nâu trung bình, hạt màu xanh vàng khi chín, dạng hạt hình trụ, vỏ hạt sáng bóng, chiều dài quả đạt từ 11,3 - 11,5 cm, số hạt/quả từ 12,1 - 12,8 hạt, khối lượng 1.000 hạt từ 65,2 - 69,6 gam, năng suất đạt từ 20 - 25 tạ/ha (vùng Tây Nguyên 15 - 17 tạ/ha). Giống đậu xanh ĐXBĐ.07 có dạng chùm quả vươn trên tán lá, chín tập trung (thời gian chín mỗi đợt ≤ 16 ngày) với năng suất thực thu lần 1 đạt trên 65% so với tổng năng suất, không bị tách quả (điểm 1), chịu hạn tốt và kháng bệnh khảm vàng (điểm 1)
3. Khuyến cáo áp dụng cho vùng/địa phương

Giống đậu xanh ĐXBĐ.07 phù hợp để phát triển cho các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ
4. Tóm tắt quy trình gieo trồng và chăm sóc
- Thời vụ gieo: Theo lịch thời vụ của địa phương.
- Chọn đất và làm đất
+ Chọn đất: Đất trồng đậu xanh thích hợp nhất là loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp, độ pH từ 5,5 - 6,5, chủ động được tưới tiêu.
+ Xử lý sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trước khi gieo. Đất được cày bừa kỹ, cày đất sâu 20 - 25 cm, đất tơi nhuyễn. Lên luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 30 cm, rạch 4 hàng dọc hoặc không lên luống (đối với chân đất thoát nước tốt). Tiến hành cày rạch hàng có độ sâu 5-7 cm.
- Gieo trồng và khoảng cách gieo trồng
+ Trước khi gieo trồng tiến hành loại bỏ những hạt lép, vỡ và thử tỷ lệ nảy mầm để xác định lượng giống gieo và hạn chế dặm tỉa. Đối với giống đậu xanh, tỷ lệ nảy mầm của cấp giống xác nhận cần đạt tối thiểu trên 80%.
+ Mật độ gieo:
  • Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: tùy theo thời vụ, gieo 30 - 40 cây/m2 (33 cm x 10 cm x 1 hạt/hốc hoặc 33cm x 15cm x 2 hạt/hốc), tương ứng với lượng hạt giống 25 - 30 kg/ha;
  • Đối với vùng Tây Nguyên: Gieo 20 cây/m2 (40 cm x 12 cm x 1 cây/hốc), tương ứng với lượng hạt giống 20 - 25 kg/ha;
  • Vùng Đông Nam bộ: Gieo 40 cây/m2 (45 cm x 10 cm x 2 cây/hốc), tương ứng với lượng hạt giống 25 - 30 kg/ha;
+ Để đảm bảo mật độ/đơn vị diện tích ở giai đoạn mọc của đậu xanh cần phải đáp ứng ẩm độ đất khi gieo tối thiểu phải đạt 80% .
+ Gieo hạt theo đúng khoảng cách quy định, lấp hạt sâu từ 2-3 cm, nếu đất khô thì lấp sâu hơn.
- Phân bón và phương thức bón phân
            + Lượng phân bón cho 1 ha là 45 N + 90 P2O5 + 90 K2O + 5 tấn phân chuồng hoai mục + 400 kg vôi bột (tương ứng với lượng phân đơn thương phẩm là: 100 kg urê + 560 kg super lân + 150 kg kali clorua + 5 tấn phân chuồng + 400 kg vôi bột).
+ Phương thức bón phân: Bón phân theo rãnh, lấp lớp đất mỏng để cách ly hạt giống với phân bón.
  • Bón lót 100% phân hữu cơ +100% vôi bột +100% lượng lân + ½ lượng đạm và ½ lượng Kali vào lúc cày đất lên luống.
  • Bón thúc vào thời điểm cây có 2 - 3 lá thật (sau gieo khoảng 10 - 12 ngày) với lượng ½ phân đạm và ½ phân kali.
Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá: Phun 2 đợt cách nhau 7-10 ngày vào giai đoạn 15-20 NSG và 25-30 NSG bằng các chế phẩm: Atonik, rong biển....
- Chăm sóc
            + Phòng trừ cỏ dại: Sau gieo hạt t 1 - 2 ngày dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật
+ Dặm hạt ở những hốc hạt không nẩy mầm bắt đầu 4 - 6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất). Tỉa định cây 1 - 2 cây/hốc (tùy mật độ).
+ Xới xáo
  • Lần 1: Xới nhẹ kết hợp với tỉa định cây khi cây có từ 2 đến 3 lá thật (từ 12 - 15 ngày sau gieo).
  • Lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 5 đến 6 lá thật (từ 22 - 25 ngày sau gieo).
+ Tưới nước
Đảm bảo đủ ẩm trong ruộng thí nghiệm ở mức tối thiểu (ước lượng >65%), nếu đất khô cần tưới nước bổ sung. Nếu trời mưa thoát nước kịp thời. Nếu chủ động tưới nên tưới theo phương pháp tưới thấm. Chú ý giai đoạn cây ra hoa đảm bảo đủ ẩm.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp - IPM
Điều tra, phân tích hệ sinh thái hàng tuần để quyết định biện pháp xử lý; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắt 4 đúng: Sử dụng đúng chủng loại thuốc BVTV cho từng đối tượng sâu, bệnh hại; Sử dụng đúng liều lượng và nồng độ hướng dẫn; Sử dụng đúng thời điểm; Phun đúng kỹ thuật theo từng đối tượng sâu, bệnh hại.
- Thu hoạch và bảo quản
 + Thu hoạch: Tranh thủ lúc trời nắng ráo nên tiến hành thu hái khi có quả già chín trên cây (quả già khô, ng màu đen hay nâu), thu hoạch ít nhất 2 đợt. Thu đợt 1 khi có có tỷ lệ trái chín 70 - 80%. Phơi quả mỏng dưới nắng sau 2 - 4 giờ, đập tách hạt và làm sạch.
+ Bảo quản hạt giống: Hạt đậu xanh cần phải phơi khô đạt ẩm độ 12% để nguội 4 - 6 giờ và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 8-150C. Bảo quản trong điều kiện nông hộ thì dùng chum vại, để dưới và trên lớp hạt một lớp tro bếp dày từ 1 - 2 cm, đậy kín./.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,517
  • Tháng hiện tại87,416
  • Tổng lượt truy cập2,149,961
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây