Sơ kết giữa kỳ Dự án trồng cây thuốc Chè dây tại xã An Toàn, huyện An Lão

Thứ tư - 25/05/2022 22:02
Ngày 24/5/2022, Hội LHPN huyện An Lão tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ dự án “Chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa Chè dây cho đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất dược liệu hiệu quả, bền vững nhằm cải thiện sinh kế, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, Hội LHPN huyện An Lão chủ trì thực hiện với tổng kinh phí hơn 2,3 tỉ đồng trong thời gian từ tháng 10/2020 - 4/2023.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết
Quang cảnh Hội nghị sơ kết
Tham dự có các đại biểu: Bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Điều phối viên Quốc gia Chương trình phát triển Liên hợp quốc – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, Qũy Môi trường toàn cầu (UNDP- GEF/SGP); bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, ông Hồ Huy Cường – Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ; bà Phạm Thị Thanh Hương – Tổng giám đốc Công ty CP Dược – TTBYT Bình Định (Bidiphar); bà Nguyễn Thị Tố Trân – Phó GĐ sở NN&PTNT tỉnh, bà Đặng Thị Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Đặng Văn Nam -Bí thư Huyện ủy An Lão; ông Đỗ Tùng Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện; bà Nguyễn Thị Ái Dân- Chủ tịch Hội LHPN huyện cùng các thành viên Ban điều hành, nhóm chuyên gia, lãnh đạo xã An Toàn, huyện An Lão và các hộ gia đình tham gia dự án.
Cuộc họp đã đánh giá kết quả thực hiện dự án từ khi khởi động (10/2020 đến nay) và triển khai kế hoạch hoạt động của dự án đến cuối kỳ. Qua hơn 01 năm triển khai thực hiện, nhìn chung dự án đã đạt hầu hết các mục tiêu đề ra theo đúng tiến độ: Điều tra khảo sát thực trạng đời sống người dân và phân bố, trữ lượng cây Chè dây bản địa để chọn địa điểm làm mô hình; Xây dựng hoàn thiện vườn bảo tồn và nhân ươm giống cây Chè Dây bản địa tại Trạm Dược liệu An Toàn (Bidiphar); tổ chức lớp tập huấn ToT (đào tạo giảng viên nông dân) về kỹ thuật nhân giống, trồng trọt, thu hái, sơ chế và bảo quản chè dây cho 30 cán bộ, nông dân chủ chốt tại UBND xã An Toàn;  3 lớp tập huấn FFS tại 3/3 thôn với tổng số 90 người tham dự được tổ chức theo phương thức cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái cây dược liệu bản địa Chè dây đạt tiêu chuẩn GACP – WHO gắn với phổ biến kiến thức bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên rừng; Xây dựng 3 mô hình liên kết chuỗi bảo tồn, thu hái – thu mua – chế biến dược liệu giữa người dân với Bidiphar gắn với đào tạo ToT, gắn với FFS (lớp học hiện trường); hoạt động truyền thông hiệu quả: xây dựng 6 phóng sự  về “Dự án cây Chè dây trên đất An Toàn, An Lão” phát trên sóng truyền hình; 6 bài, 5 tin trên các báo điện tử; phát 7 tin trên đài phát thanh An Lão trong chuyên mục “Phụ nữ An Lão với cuộc sống hôm nay” vào tuần thứ 3 hàng tháng và 3 bài trên Báo Bình Định; soạn thảo và in ấn 120 bộ tài liệu về kỹ thuất trồng, chăm sóc, thu hái và bảo tồn cây Chè dây gắn với bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên rừng; tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên rừng tại tại 3 thôn của xã An Toàn”; tổ chức ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm Chè Dây nguyên liệu giữa các bên tham gia chuỗi liên kết…
Tại cuộc họp, các đại biểu cùng Ban điều hành, nhóm chuyên gia, chính quyền địa phương và các hộ dân cũng đã nhìn nhận những mặt đạt được, những khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện, cùng rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp triển khai tốt cho thời gian tới.
 
6f9498188e654e3b1774
Kiểm tra hiện trường
hoi thao
Hội thảo đầu bờ

Kế hoạch sắp tới, duy trì  kiểm tra, giám sát việc ươm, nhân giống của chuyên gia tại vườn ươm của Bidiphar thường xuyên; Tiếp tục vận động 3 tổ liên kết bảo vệ diện tích chè dây mọc tự nhiên, tiến hành trồng dặm chè dây của mình; Vận động hộ gia đình trong tổ liên kết trồng chè dây và đặc biệt những hộ được chọn làm điểm chăm sóc diện tích chè dây đạt kết quả đảm bảo sản phẩm chè dây đạt tiêu chuẩn GACP/WHO quy định; tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng bằng nhiều hình thức; đôn đốc Bidiphar triển khai việc xây dựng chuỗi nhà máy sơ chế sản phẩm chè dây theo chương trình ký kết 3 bên nhằm tạo đầu ra sản phẩm ổn định để nhân dân yên tâm mở rộng diện tích trồng và chăm sóc, thu hái Chè dây, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân.
Buổi sáng cùng ngày, Ban điều hành cùng nhóm chuyên gia dự án đã tổ chức hội thảo đầu bờ chuyển giao kỹ thuật trồng, bảo tồn, thu hái chè dây tạo xã An Toàn, huyện An Lão và kiểm tra hiện trường các vùng thực hiện dự án.


 

Tác giả bài viết: Diệu Thu-Kim Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập52
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay3,117
  • Tháng hiện tại96,818
  • Tổng lượt truy cập2,018,160
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây