Tại Đại hội, Bác Hồ đã phát biểu những quan điểm của mình về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Người đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với vấn đề năng suất lao động và tăng năng suất lao động. Người cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, tr.78).
Cũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải là tài sản riêng của một nhóm người nào. Khoa học công nghệ phải hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện. Những thành tựu của khoa học công nghệ phải được sử dụng vì sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của đông đảo quần chúng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoa học công nghệ làm cho sản xuất phát triển nhanh. Ngược lại, sản xuất cũng chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của khoa học công nghệ. Ngoài ra, khoa học công nghệ còn có nhiệm vụ phục vụ sự phát triển của xã hội, cải tiến xã hội nhằm gìn giữ, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. Tư tưởng đó của Người không thuần tuý là lời chỉ dẫn cho việc giải quyết một vấn đề lý luận đặt ra từ thực tiễn, mà còn là định hướng cho sự phát triển của khoa học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ trước hết là con người - người hiền tài. Người coi đó là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phải xây dựng con người có hiểu biết, con người có tri thức để phụng sự Tổ quốc: “Kiến thiết đất nước cần có nhân tài”. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Khi nói đến con đường hình thành và phát triển đội ngũ trí thức mới, trong đó có các nhà khoa học, trong bài “Đảng Lao động Việt Nam với lao động trí óc”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đào tạo trí thức mới. Cải tạo trí thức cũ. Công nông trí thức hóa. Trí thức công nông hóa”. Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều cán bộ đã được Người cử ra nước ngoài học tập. Nhiều nhà khoa học theo tiếng gọi thiêng liêng của Người đã từ bỏ cuộc sống cao sang nơi “đất khách quê người” về nước tham gia hai cuộc kháng chiến gian khổ nhưng vô cùng vinh quang của dân tộc. Chính họ là những người đã góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp khoa học và công nghệ hiện đại nước nhà. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm làm tất cả những gì có thể vì sự phát triển nền khoa học công nghệ của đất nước. Người đặc biệt coi trọng việc tập hợp trí thức, trọng dụng nhân tài, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật.
Kế thừa và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ,các văn kiện của Đảng và Nhà nước không chỉ khẳng định vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn xác định khoa học và công nghệ là động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển; đánh giá cao những thành tựu khoa học và công nghệ, quan tâm công tác nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến và áp dụng KH-CN trong thực tiễn; lấy KH-CN tác động tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.
Để nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp khoa học và công nghệ; tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ; trong đó tại Điều 7 của Luật đã quy định ngày 18 tháng 5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây còn là dịp để tuyên truyền, phổ biến các kết quả tiêu biểu của hoạt động khoa học và công nghệ; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ và động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển KT-XH nhưng cũng đặt ra những khó khăn, thách thức mới. sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa do dư thừa lao động trình độ thấp;xuất phát điểm trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn khiêm tốn, chưa đồng đều, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực còn lạc hậu. Doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Nhiều doanh nghiệp còn bị động trước các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh; kỹ năng, trình độ người lao động để tiếp cận, khai thác và làm chủ công nghệ, phương thức vận hành mới để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng việc làm mới...
Chính vì thế, thời gian tới, cần phải có bước chuyển đổi về mặt chiến lược để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ trong một số ngành lĩnh vực mới có thế mạnh theo hướng sản xuất xanh,tiêu thụ ít năng lượng, đảm bảo môi trường.
Trong xu thế cuộc cánh mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, thì ở nước ta khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo cần được xác định là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, là lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả bài viết: Khổng Mạnh Tiến- Liên hiệp các Hội KH&KT Phú Thọ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn