Giải thưởng khoa học được mệnh danh là "Nobel trong lĩnh vực thần kinh học", Brain Prize 2022 đã có chủ

Thứ tư - 06/04/2022 14:22
Brain Prize là giải thưởng thường niên, được Quỹ Lundbeck của Đan Mạch trao cho những nhà khoa học có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu thần kinh.
Chủ nhân của giải thưởng Brain Prize 2022.
Chủ nhân của giải thưởng Brain Prize 2022.

Giải thưởng có trị giá 10 triệu Krone Đan Mạch, tương đương 1,5 triệu USD. Và năm nay, số tiền đó đã thuộc về 3 nhà thần kinh học Silvia Arber (người Thụy Sĩ), Martyn Goulding (người New Zealand) và Ole Kiehn (người Đan Mạch). Họ được hội đồng Brain Prize đánh giá là đã có những nghiên cứu "cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về các loại tế bào và các mạch thần kinh điều khiển vận động cơ bản của cơ thể".
Trước đây, suy nghĩ thông thường của các nhà khoa học cho rằng bộ não có trách nhiệm điều khiển tất cả các chuyển động ấy. "Mọi người đều có cùng quan điểm cho rằng não bộ lập kế hoạch cho mọi chuyển động của cơ thể, bắt đầu từ vùng vỏ não", Kiehn, nhà thần kinh học vừa nhận giải Brain Prize cho biết
Theo đó, trong vỏ não có một khu vực gọi là vỏ não vận động chịu trách nhiệm điều khiển mọi cử động trên cơ thể bạn. Và vỏ não vận động lại có từng vùng điều khiển từng cánh tay, bàn tay, từng cẳng chân và ngón chân. Nó giống như có một nhóm công nhân trong não bộ của bạn đang điều khiển những cánh tay cần cẩu, những nhóm cơ bắp riêng biệt trên cơ thể bạn, giúp bạn bước đều bước. Hóa ra, não bộ của bạn không phải một công trường xây dựng, nó hoạt động giống như một chiếc thuyền buồm. Vỏ não vận động sẽ chèo lái cơ thể bạn giống như một thuyền trưởng. Mọi bộ phận trong não, giống như các thủy thủ trên boong tàu đều có cấp bậc và nhiệm vụ khác nhau.
Những khám phá này có ý nghĩa thế nào với chúng ta?
Không chỉ có các tế bào tủy sống, cùng với nhau, Arber và Kiehn còn nghiên cứu kỹ các mạch thần kinh trên thân não, xác định các quần thể tế bào chịu trách nhiệm kích hoạt và dừng vận động, "những thủy thủ đoàn khác trên con tàu não bộ" có chức năng xác định tốc độ và hướng di chuyển.
Nhưng rốt cuộc thì tại sao chúng ta phải nghiên cứu các mạch vận động này? Và điều đó giúp ích gì?
Kiehn cho biết mọi thứ trong cuộc sống chúng ta làm đều cần đến sự vận động"Các cử động là cách chúng ta giao tiếp với nhau. Đó là cách mà chúng ta tương tác với môi trường, thế giới bên ngoài", ông nói.
Chuyển động cũng là cách chúng ta giao tiếp với các loài động vật. Vì chúng không có ngôn ngữ, chúng ta chỉ có thể hiểu chúng qua các hành động.
Quan sát mọi chuyển động, hành vi của động vật thí nghiệm giúp các nhà khoa học hiểu những tác động mà họ đặt lên chúng có hiệu quả hay không, một loại thuốc có đang làm đúng nhiệm vụ của nó hay không?
"Bởi vì động vật không thể nói chuyện với bạn, chúng không thể nói với bạn rằng chúng cảm thấy sợ hãi hoặc chúng không nhớ món ăn ngon trong mê cung ở đâu", Arber nói.
Bản thân việc nghiên cứu chuyển động dường như là "một nền tảng tốt để hiểu cách thức hoạt động của bộ não con người", Kiehn cho biết thêm. Việc lập bản đồ các mạch vận động trong thân não đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về chứng rối loạn Parkinson.
Những người bị bệnh Parkinson gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều khiển hệ vận động của mình. Họ dần dần đi đứng chậm chạp, loạng choạng vì căn bệnh đã phá hủy các tế bào thần kinh trong hạch nền của họ.
Kiehn và nhóm của ông gần đây đã thực hiện một thí nghiệm khôi phục mạch thần kinh vận động trong thân não này, ở những con chuột mắc Parkinson và giúp chúng đi đứng trở lại bình thường.
Ông cho biết dần dần, các thí nghiệm sẽ tiếp tục tìm ra xem với từng căn bệnh, vấn đề đã xảy ra ở đâu trong những mạch vận động này.
Và nếu chúng ta có thể sửa chữa các mạch đó, bằng nhiều liệu pháp khác nhau, điển hình là kích thích điện hoặc kích thích não sâu, chúng ta sẽ có thể chữa được tất cả các căn bệnh liên quan đến vận động, từ Parkinson đến chứng liệt.
Nguồn: khoahoc

Tác giả bài viết: LP

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập35
  • Hôm nay1,345
  • Tháng hiện tại49,665
  • Tổng lượt truy cập1,892,583
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây