Tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông

Thứ tư - 26/03/2025 14:31
Sáng 23/3/2025, tại TP. Quy Nhơn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định phối hợp với Hội Địa lý tỉnh tổ chức lớp tập huấn “Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông”. Lớp tập huấn có sự tham gia của PGS.TS. Lương Thị Vân, Chủ tịch Hội Địa lý Bình Định, cùng 50 học viên là cán bộ quản lý, giáo viên Địa lý tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh, hội viên Hội Địa lý và sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Địa lý, Trường Đại học Quy Nhơn. PGS.TS. Nguyễn Hữu Xuân, giảng viên chính của Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn, chủ trì và điều phối chương trình.
PSG. TS. Lương Thị Vân – Chủ tịch Hội Địa lí Bình Định phát biểu tại buổi tập huấn
PSG. TS. Lương Thị Vân – Chủ tịch Hội Địa lí Bình Định phát biểu tại buổi tập huấn
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Lương Thị Vân nhấn mạnh vai trò của HĐTN trong giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách sinh động, gắn lý thuyết với thực tiễn. Mục tiêu của tập huấn là cung cấp kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN trong và ngoài lớp học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Tại buổi tập huấn, TS. Lê Thị Lành (giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, hội viên Hội Địa lý) trình bày chuyên đề “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học”. Báo cáo đề cập đến quan điểm, vai trò của HĐTN trong giáo dục, hướng dẫn quy trình thiết kế và triển khai hoạt động trải nghiệm Địa lý theo các hình thức như: dự án học tập, cuộc thi, tham quan thực địa, mô hình ảo… Bên cạnh lý thuyết, các học viên được nghe cô Nguyễn Thị Huệ (giáo viên Trường Quốc Học Quy Nhơn) chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi áp dụng HĐTN trong dạy học Địa lý. Tiếp đến, cô Trần Thị Hậu (giáo viên Trường THPT số 1 Tuy Phước), giới thiệu cách ứng dụng phần mềm Mozaik 3D – công cụ hỗ trợ trực quan hóa kiến thức Địa lý thông qua thư viện mô hình 3D phong phú.
Sau phần báo cáo, học viên tham gia thực hành theo nhóm. Lớp tập huấn được chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm gồm chuyên gia (giảng viên Địa lý hoặc cán bộ quản lý giáo dục), giáo viên và sinh viên Sư phạm Địa lý. Các nhóm được giao nhiệm vụ lựa chọn một chủ đề giảng dạy, xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN và trình bày trong 20 phút. Sau đó, các nhóm trao đổi, góp ý chéo để hoàn thiện ý tưởng.
Mô hình làm việc nhóm theo phương pháp trao đổi chuyên gia giúp học viên tiếp cận kiến thức toàn diện, rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng sáng tạo và nâng cao năng lực tổ chức HĐTN trong giảng dạy. Chương trình tập huấn đã mang đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý tại các trường trung học phổ thông.

Tác giả bài viết: Bá Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay1,337
  • Tháng hiện tại8,120
  • Tổng lượt truy cập2,533,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây